Địa chỉ: Ngõ 68 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Miễn phí vận chuyển Toàn Quốc
  • Sản phẩm chất lượng, mẫu mã đa dạng
  • Hỗ trợ tư vấn 24/24: 0965999463

Sự tích Ông Địa trong dân gian không phải ai cũng biết

Sự tích Ông Địa được tương truyền trong dân gian

Đời sống của dân tộc Việt từ xưa tới nay phần lớn dựa vào nông nghiệp, mà nông nghiệp bao gồm nhiều yếu tố như: đất đai, thời tiết, khí hậu,… Trong đó, đất đai là yếu tố tạo nên vạn vật, là nền tảng, chỗ dựa cho nhân dân có được cuộc sống sung túc, ấm no. Vì vậy, người ta luôn một lòng thành kính với Thần Đất hay Thổ Thần.

Sự tích Ông Địa trong dân gian
Sự tích Ông Địa trong dân gian

sự tích Ông Địa bắt nguồn từ miền đất Nam Bộ. Như chúng ta đã biết, Nam Bộ là một vùng đất mới, ngay từ thuở đầu bước chân lên vùng đất lạ lẫm này, đây vẫn là một vùng đầm lầy, hoang sơ, rừng hoang cỏ rậm,.. Mọi thứ nơi đây dường như ẩn giấu bao nguy hiểm rình rập gây cho họ cảm giác lo sợ.

“Tới đây xứ sở lạ lùng,

Con chim kêu cũng sợ, con cá vùng cũng ghê”

Người dân lúc đó nghĩ vùng đất Nam Bộ này, từ khu rừng, con sông, vùng đất… đâu đâu cũng có các vị thần cai quản. Để được yên ổn làm ăn, họ phải khấn vái, cúng kiến cho các thần để các thần phù hộ cho họ có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc và bình an. Vì lẽ đó mà Thổ Địa được họ sùng kính và tôn thờ. Họ xem Thổ Địa như là một vị thần bảo hộ cho một mảnh vườn, thửa ruộng của họ….

Mang trong mình sự lo sợ, người dân lúc đó nghĩ vùng đất Nam Bộ này, từ khu rừng, con sông, vùng đất… đâu đâu cũng có các vị thần cai quản. Cầu mong yên ổn làm ăn, họ ra sức thờ cúng các vị thần để được phù hộ cho họ cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Bởi lẽ đó, Thổ Địa là một trong những vị thần mà họ hết sức tôn kính. Họ xem Thổ Địa như là một vị thần bảo hộ cho một mảnh vườn, thửa ruộng của họ….Qua nhiều năm tháng lịch sử, Thổ Địa từng bước được trừu tượng hoá và được tôn vinh là “Hậu thổ hoàng địa chi”, là một trong những bậc tôn thần tối cao có chức năng sinh sản và hàm dưỡng muôn vật.

Trong xã hội hôm nay, tùy theo ảnh hưởng văn hóa của từng khu vực mà hình dạng thần Thổ Địa được biến thái dưới nhiều hình trạng. Có khi là một ông già to béo, bụng phệ, vẻ mặt hiền lành, miệng cười thoải mái. Có lúc, tượng Thổ Địa được thể hiện dưới hình thức là một ông già râu tóc bạc phơ, mặc áo dài, đội mũ mỏ quạ, râu trắng như cước.

Trong “Sự tích Ông Địa bụng bự” có kể rằng:

“Ngày xưa, Ông Địa cũng có cái bụng bình thường như bụng của mọi người. Thuở đó, Ông Địa có kết thân với Hà Bá. Trong vùng có một mụ góa bụa, tính khí rất chua ngoa, nhưng mụ lại có cô con gái rất đẹp. Mụ mắc phải cái tật, hễ cất tiếng chửi con thì y như có mấy lời đầu lưỡi:

– Má mày Hà Bá!

Thấy vậy, Ông Địa mới tìm gặp Hà Bá, vừa thiệt, vừa giỡn, bảo rằng:

– Nè Hà Bá, anh tốt phước quá! Ở đây, ngày nào cũng có người nói muốn hiến con gái cho anh đó. Mà lại con gái đẹp kia chớ.

Hà Bá mừng quá liền hỏi:

– Thiệt vậy không? Mà ai vậy? Nhờ anh làm mai dùm tôi liền đi nghe.

Ông Địa bằng lòng và dẫn Hà Bá đi.

Hôm sau, trời vừa sáng, Hà Bá theo Ông Địa đến cổng nhà mụ góa nọ. Còn sớm, cô con gái út ngủ chưa dậy, chỉ mới có bà mẹ dậy quét dọn sân nhà. Giữa sân có con chó cái, ý chừng phải thức canh nhà nên vẫn còn nằm lì ở đó, đuổi chẳng chịu đi. Đuổi hoài chẳng được, mụ ta nổi xung trở cán chổi đập con chó một cái, chửi:

– Cái đồ Hà Bá!

Thiệt nào ngờ? Hà Bá giận quá chừng liền đạp cho Ông Địa một đạp và chửi:

– Đồ khốn! Dám lừa tao! Dẫn tao đi để gả cho con chó cái này hả?

Ai ngờ mới có một đạp, Ông Địa đã rớt tỏm xuống kinh. Không tính tới sự oái oăm này, nên Ông Địa mắc cười quá, té xuống kinh mà vẫn cười ngất, thành thử ông uống phải nước kinh nhiều quá. Đến nỗi, cái bụng ông phình ra, rồi cứ lần lần bự dần, đến chang bang như bây giờ”.

Phong tục thờ cúng Ông Địa

Trong suốt chiều dài lịch sử, tín ngưỡng thờ Thần Đất nói chung, thờ Ông Địa nói riêng đã có nhiều thay đổi, nó không còn giữ nguyên sơ của dạng tín ngưỡng ban đầu. Trong tâm thức dân gian, Ông Địa được xem là một vị phúc thần, không chỉ có vai trò bảo vệ đất đai, ruộng vườn mà còn có nhiệm vụ đưa rước Thần Tài đến nhà, nghĩa là làm cho gia chủ phát đạt giàu có. Thông thường, mỗi khi làm việc gì có đụng chạm đến đất đai như đào ao, đào giếng, xây cất, mở vườn, mở ruộng, đào huyệt… thì tất cả đều phải cúng vị thần này.

Cách thờ cúng Ông Địa

Ở Việt Nam, cách thờ cúng Thổ Địa ở các vùng miền cũng khác nhau. Miền Nam thường gia đình nào cũng thờ cúng Thổ Địa. Còn ở miền Bắc, trước đây chỉ có gia đình kinh doanh buôn bán mới thờ Ông Địa, tuy nhiên gần đây càng nhiều gia đình, văn phòng, doanh nghiệp thờ vị thần này hơn để cầu mong được phù hộ bình an, may mắn.

Ở miền Nam trên bàn thờ Ông Địa thường có thêm một đĩa tỏi hay một bó tỏi tươi. Họ tin rằng Ông Địa thích ăn tỏi và khi cúng tỏi Ông Địa sẽ mang lại tài lộc, may mắn. Thường khi cúng Ông Địa thì ăn trước một miếng (vì theo một vài sự tích thì Thổ Địa bị đầu độc nên chết, nên khi khi cúng phải ăn trước một miếng thì ông mới dám ăn)

Đối với miền Bắc, ít cầu kỳ hơn, người ta cúng Ông Địa với hoa quả, bánh kẹo như bình thường. Đặc biệt vào ngày rằm hay đầu tháng (âm lịch) sẽ mang lại phú quý, may mắn trong kinh doanh, buôn bán cho gia chủ.

Hiện tại, Đồ Thờ Huyền Đức chuyên cung cấp Bàn thờ Thần Tài Thổ Địa, Vật Phẩm Phong Thủy, bàn thờ trọn bộ với các mẫu được thiết kế mang giá trị tâm linh và thẩm mỹ cao nhất. Nếu các bạn có nhu cầu được tư vấn miễn phí và đặt mua bàn thờ Thần Tài, có thể liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 0965 999 463 hoặc 0326 563 698.

 

0965.999.463
0965.999.463