Giỏ hàng hiện tại chưa có sản phẩm nào!
Bàn thờ Thần Tài văn phòng dịch vụ chiêu tài, kích lộc
Việc lập bàn thờ Thần Tài văn phòng dịch vụ là điều mà chủ doanh nghiệp, văn phòng nào cũng nên làm để tài lộc luôn dồi dào, làm ăn phát đạt. Nhưng không phải ai cũng nắm được cách bố trí và sắp xếp bàn thờ sao cho hợp phong thuỷ. Hôm nay hãy cùng Đồ Thờ Huyền Đức tìm hiểu nhé!
Văn phòng dịch vụ có nên lập bàn thờ Thần Tài
Theo tín ngưỡng dân gian của người Việt từ xưa tới nay, Thần Tài là vị thần cai quản tiền bạc của cải. Còn Thổ Địa lại trấn giữ đất đai, bình an cho gia chủ.
Đối với những người làm ngành kinh doanh buôn bán, ước mong “mua may bán đắt” đã trở thành nhu cầu không thể thiếu. Chính vì thế, ở văn phòng dịch vụ, nên thỉnh một bàn thờ Thần Tài để công việc được thuận lợi, hanh thông và phát đạt.
Vị trí đặt bàn thờ Thần Tài tại văn phòng dịch vụ
Theo các chuyên gia phong thủy, vị trí đặt phù hợp nhất của bàn thờ Thần Tài là phải quan sát được hết sự ra vào của khách đến văn phòng dịch vụ. Thường bàn thờ Thần Tài được đặt sát mặt đất tuy nhiên phải giữ bàn thờ sạch sẽ, gọn gàng.
Khi đặt Bàn Thờ Thần Tài ở văn phòng, cần tránh vị trí dưới dầm xà, chân cầu thang, trên bể phốt,… khiến gia chủ gặp rủi ro, nguy hiểm trong công việc và cuộc sống.
Bàn thờ Thần Tài nên được đặt ở vị trí thoáng mát, sạch sẽ. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, bàn thờ Thần Tài phải có chỗ toạ vững chắc nên lưng bàn thờ nên được dựa vào tường hoặc tủ kệ cố định.
Hướng đặt bàn thờ Thần Tài cho văn phòng dịch vụ
Để dòng khí tài lộc tích tụ, giúp chủ doanh nghiệp làm ăn phát đạt thì việc ưu tiên đặt bàn thờ theo tuổi của người chủ là điều hiển nhiên. Nhưng cũng thông thường, mọi người sẽ để ông Thần Tài hướng mặt ra cửa chính, là nơi đông đúc người qua lại nhất. Chỉ cần lưu ý phía trước bàn thờ không phải là cửa trổ hoặc có lỗ do đục khoét, khi đó tiền tài dễ bị cuốn trôi.
Cách bày trí bàn thờ Thần Tài Thổ Địa cho văn phòng dịch vụ
Khi sắp xếp bàn thờ Thần Tài thì gia chủ bên cạnh hương đăng trà quả thì không thể thiếu các vật cúng kiếng cơ bản, giúp tụ tài lộc và làm hưng vận khí, thuận lợi cho đường buôn bán như sau:
- Tượng Ông Địa Thần Tài: Trên bàn thờ Thần Tài đương nhiên cần có một bức tượng Thần Tài, song song đó người ta còn thờ thêm Ông Địa vì hai vị thần quan này thường đi chung với nhau nhằm cai quản các chuyện buôn bán và đất đai trong gia đạo. Khi sắp xếp tượng của 2 vị thần này để thờ phụng trên bàn thờ thì gia chủ cần lưu ý nên đặt ông Thần Tài ở bên trái, bên phải là Ông Địa.
- 3 hũ gạo, muối, nước: Trên bàn thờ Thần Tài thì không thể thiếu 3 ly gạo muối nước, người ta thường quan niệm những món đồ này là thực phẩm cần có hàng ngày, bàn thờ Thần Tài có những vật này đều đem lại cuộc sống no đủ, yên ấm. Những hũ gạo, muối nước trên bàn thờ Thần Tài được trưng cúng từ đầu năm đến cuối năm mới thay, ý bảo phúc lộc luôn viên mãn cả năm.
- Bát nhang: Đây là vật không thể thiếu trên bất cứ bàn thờ nào, không chỉ riêng bàn thờ Thần Tài. Khi đặt bát nhang cần phải mời thầy đến để làm những thủ tục mang lại tài vận và tích tụ vận may cho gia chủ. Trong quá trình thờ cúng, tuyệt đối không di chuyển, động chạm đến bát hương, vì việc này sẽ mang lại những điều không tốt, khiến cho tài lộc bị tán đi. Chính vì vậy, nhiều nhà khi thờ cúng người ta thường cố định bát hương, tránh những di chuyển làm ảnh hưởng đến tài vận.
- Lọ hoa tươi: Lọ hoa tươi luôn đặt ở bên tay phải trên bàn thờ của Thần Tài – Ông Địa, gia chủ không nên trưng bày hoa giả, hoa đã khô héo khiến cho việc làm ăn cũng bị ảnh hưởng.
- Đĩa trái cây: Đi cùng với lọ hoa tươi là đĩa trái cây nhằm thể hiện thành ý. Đĩa trái cây thường đặt bên tay trái đối xứng với lọ hoa tươi. Gia chủ nên thắp hương và thay hoa quả hàng ngày; nhất là vào mùng 1, ngày rằm và các ngày mùng 10 âm hàng tháng vì đây được xem là những ngày vía Thần Tài.
- Khay xếp 5 chén nước hình chữ Thập: Trên bàn thờ thần tài thường được bài trí 5 chén nước tượng trưng cho ngũ phương (Đông, Tây, Nam, Bắc, Trung ương) và ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) ý muốn đại biểu cho sự phát triển, sinh sôi, giúp tài lộc được thịnh vượng.
- Ông Cóc: Còn được biết đến là Thiềm Thừ. Trong phong thủy của người Hoa, Thiềm Thừ là linh thú chỉ đứng sau linh thú Tỳ Hưu về việc mang lại tài lộc cho gia chủ. Người ta thường bày ông cóc ngậm đồng tiền quay mặt ra ngoài vào ban ngày để mang lại may mắn, hóa giải vận khí xấu và đón tài lộc. Ban đêm thì quay ông cóc vào trong với ý nghĩa là cóc ngậm tiền vàng nhảy vào nhà để mang của cải đến cho gia đạo.
- Phật Di Lặc: Gia chủ có thể thỉnh thêm một bức tượng Phật Di Lặc trên bàn thờ, vị phật này đại biểu cho sự quản lý và ngăn chặn các vị thần làm điều khuất tất hoặc lơ là công vụ phù hộ trong gia đạo.
- Bát tụ lộc: Thường là một tô sứ đẹp, đổ đầy nước và rắc cánh hoa tươi trên mặt nước để đón lấy sinh khí và tài lộc cho gia chủ.
Như vậy, dù bàn thờ Thần Tài đa phần tương đối nhỏ nhưng lại không thể thiếu các đồ vật cần bài trí kể trên để mang lại những điều may mắn và tài lộc cho gia chủ.
Để lại một bình luận