Cách lau dọn ban thờ Thần Tài đúng cách không phạm

Theo tục lệ từ các cụ xa xưa, người Việt ta sẽ lau dọn bàn thờ Thần Tài vào ngày mùng 10 tháng giêng. Đây là một nghi lễ quan trọng, đặc biệt với các doanh nghiệp, thương gia. Và việc lau dọn cũng cần phải có những lưu ý hết sức cẩn trọng. Bởi chỉ cần làm sai hoặc không đúng, việc thờ tự sẽ khó được linh ứng, làm ăn sẽ khó gặp may. Và các bác đừng lo, chỉ cần đọc và làm theo những chỉ dẫn sau đây là được.

Cách lau dọn ban thờ Thần Tài Đúng cách không phạm
Cách lau dọn ban thờ Thần Tài Đúng cách không phạm

Vậy những điều cấm kỵ cần biết khi lau dọn bàn thờ là gì ?

1. Xê dịch bát nhang

Theo phong tục xưa thì bát nhang chính là nơi giáng của các hương linh, thần thánh. Một khi đã đặt bát nhang trên ban thờ rồi thì việc xê dịchđiều cấm kỵ. Nếu xê dịch khỏi vị trí rất dễ tiêu tán tài lộc. Chính vì vậy thường các thầy phong thủy luôn khuyên gia chủ hãy giữ cho bát nhang được cố định. Có nơi dùng keo, cũng có nơi dùng đinh để cố định bát nhang.

Tuy nhiên không xê dịch bát nhang không có nghĩa là khi lau dọn mình không đụng tới bát nhang. Lúc lau dọn 1 tay giữ cố định bát nhang 1 tay lau chùi để tránh việc dịch chuyển.

Tuyệt đối không được Xê dịch bát nhang
Tuyệt đối không được Xê dịch bát nhang

2. Bốc nhang

Có nhiều nơi rất quan trọng việc bốc nhang chính vì thế mà họ thường mời thầy về để bốc nhang tránh gặp tai họa. Tuy nhiên việc bốc nhang này chỉ được thực hiện 1 năm 1 lần. Nếu để từ đầu năm đến cuối năm thì lượng chân nhang sẽ rất lớn có thể che khuất các vị thầngây hỏa hoạn. Vì thế cần tỉa bớt chân nhang và có thể dùng 1 chiếc thìa nhỏ xúc bớt tàn nhang ra ngoài. Việc này vừa không ảnh hưởng tới các vị thần mà lại giúp cho bàn thờ Thần Tài Ông Địa được thông thoáng hơn.

Hướng dẫn tỉa chân nhang
Hướng dẫn tỉa chân nhang

3. Không làm đổ vỡ đồ thờ

Việc đổ – vỡ đồ thờ cúng là điều kiêng kị nhất. Thần linh thường đã quen dùng những thứ đã được thỉnh rồi. Khi làm đổ hoặc vỡ sẽ có thể làm tiêu tán tài lộc. Đôi khi việc làm đổ vỡ có thể khiến gia chủ gặp những điều không may vì theo quan niệm dân gian thì đó là sự thiếu quan trọng thần linh.

4. Lau – rửa bàn thờ thần tài

Khi lau, rửa thì cần dùng một loại nước riêng chuyên biệt để lau ban thờ. Nước này người ta còn gọi là nước bao sái được điều chế từ 5 loại thảo dược như quế, hồi, đinh hương, gỗ vang bạch đàn. Cách thực hiện đun 1,5 lit nước với thảo dược trên thật kỹ. Tiếp đó để ấm sau đó dùng nước này lau bàn thờ.

Bài viết có liên quan: Nước bao sái là gì? Bán ở đâu?

Cách lau dọn ban thờ Thần Tài đúng cách không phạm
Cách lau dọn ban thờ Thần Tài đúng cách không phạm

Tuyệt đối không dùng nước lạnh hoặc nước không sạch sẽ. Khi lau chùi phải dùng khăn riêng.

Thứ tự lau cũng rất quan trọng, chúng ta lau lần lượt từ Bộ Tượng Thần Tài Thổ Địa đến Ông Tài Phát, ông CócTỳ Hưu (nếu có). Tiếp đến là bát hương, khay cốc, chóe nước, đĩa, bình hoa, lọ hương…. Sử dụng đúng nước chuyên lau bàn thờ và lau đến đâu sạch đến đó, tránh lau xong đặt xuống đất để công việc lau dọn không ảnh hưởng đến tài lộc của gia chủ.

  • Tượng Thần Tài Thổ ĐịaTượng Thần Tiền, ông Cóc, ông Tỳ Hưu phải dùng một khăn riêng mới – sạch sẽ. Dùng nước lá bưởi để tắm – rửa tượng.
  • Các đồ thờ cúng khác trên bàn thờ dùng khăn mới sạch khác để lau.

Sau khi hoàn tất công đoạn lau dọn bàn thờ sạch sẽ, gia chủ sẽ tiến hành đặt lại tất cả các đồ đã lau dọn lên bàn thờ theo đúng vị trí ban đầu. Gia chủ dùng 7 tờ tiền vàng đốt rồi hơ 4 phía trên, dưới, phải, trái của bàn thờ, việc làm này cần hết sức cẩn thận tránh xảy ra cháy lại thành mất tài mất lộc. Khi đã đặt đầy đủ các đồ vào đúng vị trí ngay ngắn thì thắp 3 nén hương lên bát hương và vái lạy lần nữa.

Lưu ý không dùng khăn lau dọn bàn thờ làm việc khác. Vì như vậy là xúc phạm các vị thần linh.

Các bài viết liên quan


Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *