Giỏ hàng hiện tại chưa có sản phẩm nào!
Sắm lễ ngày rằm bàn thờ Thần Tài
Sắm lễ ngày rằm bàn thờ Thần Tài như thế nào chuẩn xác nhất? Trong bài viết dưới đây, tuongthantai.com sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin vô cùng hữu ích về bàn thờ Thần Tài ngày rằm để buôn may bán đắt, vạn sự hanh thông, mang đến may mắn và tài lộc về nhà.
Ý nghĩa tục thờ cúng Thần Tài ngày rằm
Theo tục lệ, vào ngày mùng 1 và chiều tối ngày rằm hàng tháng, các gia đình Việt Nam thường làm lễ cúng Thần Tài để cầu xin sức khỏe, bình an, may mắn và thành đạt cho các thành viên trong gia đình. Đặc biệt, với các gia đình làm kinh doanh thì đây là một nghi thức không thể thiếu để cầu tài lộc hàng tháng.
Bởi, Thần Tài mang lại may mắn trong công việc làm ăn, kinh doanh cho gia chủ. Vì vậy, hầu hết các hộ kinh doanh đều đặt bàn thờ Thần Tài và Thổ Địa ở ngay vị trí đắc địa nhất. Bên cạnh đó, ngoài Thần Tài thì Thổ Địa cũng được dân gian tin rằng sẽ đem đến nhiều tài lộc. Thổ địa là một vị thần cai quản một vùng đất, chính vì thế để làm ăn thuận lợi trên mảnh đất hiện tại hay nhưng việc đựng chạm đến đất đai như cất nhà, mở vườn, đào huyệt đều phải cúng ông địa.
Sắm lễ cúng Thần Tài – Thổ Địa bạn không nên bỏ qua
Lễ cúng vào ngày mùng 1 (lễ Sóc) và lễ cúng vào chiều tối ngày rằm (lễ Vọng) thường là lễ chay. gồm:
- Hương
- Hoa
- Trầu cau
- Đĩa hoa quả cúng 5 loại trái cây khác nhau
- Tiền vàng
Ngoài lễ chay cũng có thể cúng thêm lễ mặn vào ngày này gồm: rượu, gà luộc, các món mặn. Sắm lễ ngày mùng 1 và ngày rằm chủ yếu là thành tâm kính lễ, cầu xin lễ vật có thể rất giản dị: hương, hoa, trầu cau, trà nước.
Bên cạnh đó, theo quan niệm của người xưa thì Thần tài là vị thần có sở thích ăn cua biển, tôm và chuối chín còn ông Địa lại có sở thích hút thuốc lá, uống cafe và ăn chuối xiêm. Vì vậy, việc lựa chọn những món ăn hai ông ưa thích cũng là cách để gia chủ bày tỏ lòng thành kính của mình.
Những lưu ý ngày rằm khi thờ cúng Thần Tài – Thổ Địa
- Không những thế, ông Địa – Thần tài còn là những vị thần ưa sạch sẽ, không thích sự bề bộn, bụi bẩn. Vì thế, gia chủ cần phải thường xuyên giữ cho bàn thờ được sạch sẽ, thoáng mát bằng cách vệ sinh định kỳ hàng tuần, hàng tháng.
- Để cầu mong tài lộc, thịnh vượng, các gia đình luôn quan tâm tới lễ vật bày biện trên bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa. Theo đó, các loại hoa trái luôn phải tươi ngon, không bao giờ để hoa héo trên bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa.
- Các loại hoa cúng Thần Tài, Thổ Địa không được là hoa giả mà phải tươi, có mùi thơm càng tốt. Phổ biến là mẫu đơn đỏ, hoa cúc, hoa hồng và các loại hoa có hương thơm như hoa ngọc lan, hoa cau…
Bài viết có liên quan: Bài khấn thần tài thổ địa
Cúng thần Tài ngày rằm với những nghi lễ cần biết
Thông thường ở một số gia đình làm ăn buôn bán, họ sẽ thắp nhang và đọc văn khấn vào buổi sáng, trước khi mở cửa kinh doanh. Một số khác sẽ thắp nhang vào buổi tối. Nhìn chung, thời gian thắp nhang và khấn không cố định nhưng bạn nên lựa chọn giờ tốt để thực hiện.
Với nước trên bàn thờ, bạn nên để trong 5 chén nước và cần phải rửa sạch trước khi đựng. Nước cũng nên lấy nước sạch và không nên rót đầy tránh bị sánh ra bàn thờ, không tốt. Đồng thời bạn cũng cần lưu ý đến vấn đề tỉa bớt chân nhang để tránh đầy lư nhang.
Khi rút chân nhang, nên rút từng cây một, không được rút một bó nhang. Không những thế, bạn nên để lại những chân nhang đẹp và để theo số lẻ. Số chân nhang đã rút nên mang đi cắm ở gốc cây trong vườn nhà hoặc mang đi hóa. Và nên tỉa bớt chân nhang vào ngày cúng rằm hàng tháng.
Trên đây là những lưu ý và cách sắm lễ cho ban thờ Thần Tài ngày rằm đem lại nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ. Hy vọng sẽ có ích cho bạn. Đồ Thờ Huyền Đức chúc bạn ngày một vui vẻ và kinh doanh đông khách.
Để lại một bình luận