Địa chỉ: Ngõ 68 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Miễn phí vận chuyển Toàn Quốc
  • Sản phẩm chất lượng, mẫu mã đa dạng
  • Hỗ trợ tư vấn 24/24: 0965999463

Nước bao sái là gì?

Bao sái bát hương là một nghi thức quan trọng của nhiều gia đình vào dịp cuối năm âm lịch. Tuy nhiên nước bao sái là gì? Hay cách bao sái bàn thờ cuối năm như nào thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là cách bao sái bát hương cùng với văn khấn sái tịnh đã được tuongthantai.com tổng hợp lại, xin chia sẻ đến các bạn.

Nước bao sái là gì?

Nước bao sái bàn thờ là nước 5 thứ thảo dược (quế, hồi, đinh hương, gỗ vang, bạch đàn), hoặc rượu gừng để tẩy uế, làm sạch đồ thờ cúng. Đun sôi cho kỹ những thảo dược đó với 1,5 lít nước, để ấm rồi dùng nước đó để lau rửa bàn thờ và đồ thờ cúng. Nếu muốn thơm hơn thì đun lâu hơn cho nước đặc, hoặc mua thêm hương liệu (đối với bàn thờ lớn, hoặc nhiều bàn thờ). Việc bao sái ai làm cũng được, chỉ cần cẩn thận, tỉ mỉ để tránh đổ vỡ đồ thờ quý, vật phẩm, ảnh gia tiên…

Nước bao sái bàn thờ
Nước bao sái bàn thờ

Bao Sái là cách gọi theo nhà Phật, đây là việc vệ sinh bát hương, một việc rất cần làm lúc năm hết tết đến và thường được làm vào 23 tháng Chạp.

Bao sái có ý nghĩa như thế nào?

Việc đặt bát hương trong văn hóa Việt Nam rất quan trọng, thường phải làm lễ đầy đủ. Chính vì vậy trong một năm, các gia đình chỉ động bát hương một lần vào ngày làm lễ sửa bát hương – bao sái. Bao sái – lễ sửa bát hương là khi gia chủ vệ sinh lại bàn thờ, tỉa chân nhang, thay – thêm tro bát nhang sau một năm đã đầy. Việc này giúp mang lại nhiều may mắn cho năm mới, tránh gặp phải những điều đại kỵ.

Văn khấn xin phép thổ công, gia tiên bao sái lau dọn

 

Văn khấn xin phép thổ công, gia tiên bao sái lau dọn
Văn khấn xin phép thổ công, gia tiên bao sái lau dọn

Con nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Tín chủ tên là:………………………………………………..
Cư ngụ tại địa chỉ:………………………………………….

Hôm nay ngày .. tháng .. năm… xét thấy bản thân mình chưa chu toàn nên để hương án bị bụi, xin thành tâm sám hối.

Tín chủ xin kính cáo với các chư vị (tùy theo bàn thờ đó thờ thần linh, hộ pháp, hay gia tiên…), chọn được ngày lành tháng tốt hôm nay xin cho phép tín chủ được sái tịnh để cho bàn thờ được trang nghiêm thanh tịnh, kính mong các chư vị chứng minh và gia hộ.

Mong các vị độ cho con lau dọn được khang trang mỹ hảo, cho hương án được an chính vị, cho âm phần được an yên, cho gia cư được lạc thổ.

Chúng con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, chỉ biết kính cẩn tâm thành nếu có gì si mê lầm lỡ kính xin được tha thứ bỏ quá đại xá cho.

(Xong vái 3 vái).

Cách bao sái bàn thờ cuối năm như nào chuẩn và chính xác nhất?

Bao sái không chỉ là một nghi thức thông thường mà nó nhằm tỏ rõ lòng thành kính của con cháu đến ông bà, tổ tiên chính vì vậy khi thực hiện nghi thức này cần thật sự thành tâm để công việc suôn sẻ, tốt đẹp.

Cách bao sái bàn thờ chuẩn và chính xác nhất
Cách bao sái bàn thờ chuẩn và chính xác nhất
  • Rời bát hương khỏi bàn thờ (không làm vệ sinh ngay trên bàn thờ)
  • Rút bớt chân hương, chỉ để lại chừng 3-5 chân hương
  • Vét bớt tro trong bát hương, mức tro thấp hơn miệng bát hương độ 1-2 cm
  • Rửa: pha nửa lít rượu trắng, dùng miếng gạc hoặc vải trắng sạch, rấp hỗn hợp rượu đó lau trên vành mép bát hương trước, chuyển xuống phần phía trước bát hương, sau bát hương rồi đáy bát hương.
  • Bao sái bát hương xong thì lau bàn thờ cho sạch

Những điều kiêng kỵ bạn cần biết khi lau dọn bàn thờ tránh gặp xui xẻo

Chuẩn bị đồ lau dọn bàn thờ: Khi lau dọn, gia chủ nên chọn khăn mới, chổi mới, hoặc chổi quét chuyên dùng cho bàn thờ. Nước dùng để lau dọn phải là nước ấm và sạch, không được dùng nước lạnh, hoặc cũng có thể dùng rượu gừng.

Không di chuyển bát hương: Bát hương không chỉ là nơi cắm hương sau khi khấn vái mà còn là nơi linh hồn ông bà tổ tiên ngự. Lúc lau dọn bàn thờ, gia chủ cần cẩn thận, không làm di chuyển vị trí bát hương kẻo gây tai ương cho chính mình và gia đình.

Những điều kiêng kỵ bạn cần biết khi lau dọn bàn thờ tránh gặp xui xẻo
Những điều kiêng kỵ bạn cần biết khi lau dọn bàn thờ tránh gặp xui xẻo

Tránh làm đổ vỡ đồ thờ cúng: gia chủ tránh làm đổ vỡ đồ thờ cúng. Dù hành động này có vô tình đi chăng nữa cũng sẽ khiến vong linh người đã khuất quở trách. Từ đây, gia chủ có thể gặp phải những phiền toái không đáng có vì tội bất kính.

Không được rút chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài: Việc làm này dễ gây “tán tài”. Chính vì thế, nếu muốn thay bát hương bạn nên dùng chiếc thìa nhỏ múc từng thìa đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương đặt sang một bên. Không lau dọn thường xuyên vì khu vực đặt bát hương rất cần tụ khí, nếu động chạm liên tục thì theo tâm linh cũng không tốt. Điều quan trọng là khi thực hiện việc này phải làm một cách thành tâm, nghiêm túc để thể hiện lòng thành kính với người trên.

Bài viết có liên quan: Cách lau dọn bàn thờ thần tài đúng cách không phạm

Không lau bài vị của tổ tiên trước bài vị của thần Phật: Thực tế không phải ai cũng biết điều này. Người xưa thường quan niệm như vậy là bất kính, mạo phạm với thần phật, thần phật có ngôi vị cao hơn nên dễ khiến tổ tiên bị chèn ép.

Trên đây là những thông tin hữu ích tuongthantai.com chia sẻ với các bạn. Vào ngày 23 tháng Chạp, gia chủ không chỉ bao sái bàn thờ gia tiên, thờ Phật mà còn bao sái bàn thờ Thần Tài. Đặc biệt với gia đình kinh doanh, buôn bán. Bát nhang Thần Tài là biểu tượng tâm linh linh thiêng trên bàn thờ. Đây là cầu nối thể hiện tấm lòng tưởng niệm, tưởng nhớ cũng như ước nguyện của gia chủ với các vị thần linh, gia tiên. Vì thế, rút bớt chân nhang Thần Tài không phải tùy tiện, thích làm lúc nào cũng được. Để biết thêm nhiều thông tin về bàn thờ Thần Tài Thổ Địa,tượng Thần Tài, Thổ Địa hãy tham khảo các bài biết:

0965.999.463
0965.999.463