Địa chỉ: Ngõ 68 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Miễn phí vận chuyển Toàn Quốc
  • Sản phẩm chất lượng, mẫu mã đa dạng
  • Hỗ trợ tư vấn 24/24: 0965999463

Trang trí bàn thờ ngày Tết rước may mắn tài lộc

Trang trí bàn thờ ngày tết là thủ tục không thể thiếu với ý nghĩa đề cao giá trị tâm linh nhằm mang lại phúc khí cho năm mới nên rất được chú trọng. Khi trang trí nhà ngày Tết cần chú ý những nguyên tắc phong thủy để giúp gia chủ có được nhiều tài lộc cho cuộc sống gia đình trong năm mới. Hãy cùng theo dõi chia sẻ về trang trí bàn thờ ngày Tết rước may mắn tài lộc vào nhà của Tuongthantai.com nhé!

trang trí bàn thờ ngày tết
trang trí bàn thờ ngày tết

Tại sao phải trang trí bàn thờ ngày Tết?

Bài trí bàn thờ là công việc được ưu tiên hàng đầu trong dịp Tết.  Đây như một cách con cháu tỏ lòng hiếu kính, tưởng nhớ đến thần linh, ông bà và tổ tiên ở thế giới bên kia. Đây giống như một phương thức giao tiếp, là sợi dây kết nối đặc biệt quan trọng giữa cõi âm và cõi dương của các gia đình Việt Nam.

Công việc chủ yếu là dọn dẹp, lau chùi lư đèn, bàn thờ, hóa chân nhang, đốt các chân nhang cũ, treo đèn, kết hoa, bày biện đồ lễ. Các đồ thờ tự lúc này có thể hạ xuống để lau chùi, đánh bóng.

Sau khi hoàn tất, gia chủ nấu nước thơm (thường là ngũ vị) để lau lại một lần nữa gọi là “tẩy uế”. Tất cả được sắp đặt lên bàn thờ theo thứ tự, tùy quan niệm từng vùng nhưng tựu chung đều hướng tới mục đích giao hòa, tạo sự gắn kết giữa hai thế giới trần gian hữu hình và tâm linh thiêng liêng. Đặc biệt, đây cũng là dịp để mọi người nhớ về cội nguồn, thấm đượm tính nhân văn và đạo lý của người Việt.

Khi nào tiến hành trang trí bàn thờ Tết?

Để việc dọn dẹp, bày biện bàn thờ ngày Tết được đúng cách và mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho cả gia đình, bạn nên chú ý một số vấn đề về thời điểm tiến hành cũng như cách thức tiến hành sao cho đúng.

Sau lễ cúng “ông Công, ông táo” vào ngày 23 tháng Chạp thì công việc dọn dẹp, trang hoàng bàn thờ thường được bắt đầu thực hiện. Vì quan niệm rằng đây là thời điểm “thần linh đi vắng”, nên gia chủ tranh thủ sửa sang nơi thờ cúng đón Tết sao cho đến đêm Giao thừa, khi các vị thần linh trở về thì mọi việc đã hoàn tất xong xuôi, đẹp đẽ.

Dọn dẹp bàn thờ gia tiên ngày Tết

Dọn dẹp bàn thờ gia tiên ngày Tết thể hiện lòng thành kính
Dọn dẹp bàn thờ gia tiên ngày Tết thể hiện lòng thành kính

Việc lau dọn bàn thờ vào ngày Tết cần thực hiện theo các bước cụ thể. Đầu tiên, trước khi bắt đầu lau dọn, bạn cần phải thắp hương xin phép các quan thần linh, tổ tiên về việc muốn lau dọn bàn thờ. Sau khi hương cháy hết, bạn bắt đầu hạ các bài vị xuống để các bài vị gia tiên và quan thần linh riêng biệt nhau, sau đó tiến hành lau dọn như bình thường.

Tiếp theo, dùng khăn sạch và nước sạch để lau sạch sẽ bài vị quan thần linh trước, rồi mới đến bài vị gia tiên, sau đó đặt ở nơi khô ráo. Nước sạch có thể sử dụng nước gừng để tẩy uế năm đã qua, thể hiện sự tôn trọng với thần linh.

Công đoạn dọn bát hương cần hết sức tỉ mỉ, bạn hãy sử dụng thìa nhỏ múc tro cát ra ngoài, sau đó mang bát nhang đi rửa rồi để khô tự nhiên, mang tro cát để vào bát hương như ban đầu. Cuối cùng, sau khi đã lau rửa sạch sẽ mọi thứ, bạn hãy đem bài vị quan thần linh và gia tiên đặt lại vào vị trí cũ trên bàn thờ. Nhiều nơi sẽ có tục lệ đốt tiền vàng để khai quang trước khi đặt lại bài vị và bát hương vào vị trí cũ.

Trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết đẹp, chuẩn phong thủy

Để sắp xếp và chuẩn bị đồ bày bàn thờ Tết cúng gia tiên. Đầu tiên bạn cần tiến hành sắp xếp, lau dọn bàn thờ gọn gàng và sạch sẽ nhất. Bát hương là vật quan trọng nhất trên bàn thờ, cần được đặt chính giữa và quay ra phía trước nhà. Nếu bàn thờ gia tiên nhà bạn có 3 bát hương thì đặt theo tam tài. Có rất nhiều yếu tố cần lưu ý cho cách bày bàn thờ ngày Tết chu đáo. Yếu tố quan trọng nhất đó là đồ đồ lễ và trang trí, cụ thể như sau:

Đồ trang trí

  • Đèn và nến: Gồm 2 cây đèn dầu hoặc 2 cây nến thơm. Đèn cần đặt hai bên bàn thờ, nó là vật dụng tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời.
  • Lọ hoa: Cần 2 lọ hoa, 1 lọ đựng hương, 1 lọ đựng cây vàng, cây bạc. Bạn có thể dùng hoa tươi sẽ rất tốt để trang trí bàn thời. Tuy nhiên, hoa để trưng Tết bạn cần phải tham khảo vì không phải loại hoa nào cũng có thể trưng lên bàn thờ được. Không được dùng hoa giả để thắp hương.

Đồ thờ cúng

  • 3 chén nước, 3 chén rượu.
  • Nhang (hương), nên chọn hương vòng thơm.
  • Mâm ngũ quả

Nguyên tắc bày biện đồ trang trí bàn thờ ngày Tết

Thông thường, những đồ để trang trí trên bàn thờ được chia làm hai loại chính: Đó là đồ dùng để thờ lâu dài, và đồ dùng để cúng. Với đồ để thờ lâu dài, điển hình đó là các món đồ như bát hương, cốc chén, đèn dầu, lọ hoa, mâm đặt hoa quả,…. Dù cho là đồ để thờ hay để cúng, bạn cần tuân theo những nguyên tắc sau để có thể trang trí bàn thờ ngày Tết được đẹp và không bị mạo phạm:

  • Bát hương gia tiên được đặt ở vị trí chính giữa bàn thờ và không được phép xê dịch bất kể năm tháng.
  • Đèn dầu hay đèn điện đặt trên bàn thờ cần được để đều sang hai phía, bất di bất dịch. Đặc biệt cần thường xuyên lau chùi cho đèn mỗi khi thắp sáng.
  • Chén, bát dùng để cúng cần phải là loại mới, chỉ dùng riêng cho việc thắp hương. Không dùng chung với những chén bát ăn uống hàng ngày.
  • Mâm ngũ quả trang trí bàn thờ ngày Tết cần lựa chọn 5 loại khác nhau. Điều này tượng trưng cho ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ vô cùng quan trọng trong phong thủy.
  • Nếu nhà bạn có cặp lục bình để trang trí cạnh bàn thờ, cần thường xuyên lau dọn và đặt tại vị trí cố định, đều hai phía đối với bàn thờ.
  • Tương tự, lọ hoa đặt trên bàn thờ cũng cần phải được bài trí cân đối, tạo sự hài hòa cho tổng thể bàn thờ

Cách sắp xếp mâm ngũ quả trên bàn thờ gia tiên ngày Tết

Việc bày mâm ngũ quả xuất phát từ lý thuyết về ngũ hành: thủy – hỏa – mộc – kim – thổ những yếu tố tạo nên vũ trụ và sự vận hành của nó. Bày biện ngũ quả sẽ tượng trưng cho ngũ hành trong phong thủy, cho sự sinh sôi, nảy nở và phát triển, giúp gia chủ gặp nhiều thuận lợi và may mắn, thịnh vượng cho năm mới. Mâm ngũ quả chủ yếu sử dụng những loại quả sau:

  • Quả Phật thủ: Tượng trưng cho bàn tay của Phật che chở và bảo vệ.
  • Quả Mãng Cầu (Na): Tượng trưng cho sự cầu xin (cách điệu chữ Cầu)
  • Quả Mãng Cầu (Na): Tượng trưng cho sự cầu xin (cách điệu chữ Cầu)
  • Quả Sung: Tượng trưng cho sự sung túc (cách điệu chữ Sung)
  • Quả Dừa: Tượng trưng cho sự đầy đủ (cách điệu chữ Vừa)
  • Quả Bưởi: Tượng trưng cho sự đầy đủ, vẹn toàn, tràn đầy sức sống.
  • Quả Cam, Quýt: Tượng trưng cho sự may mắn, cát tường.
  • Quả Đu Đủ: Tượng trưng cho sự no đủ (cách điệu chữ Đủ)
  • Quả Xoài: Tượng trưng cho việc tiêu xài không hết (cách điệu chữ Xài)

Mâm cúng ngày Tết gồm những gì?

Trong những ngày Tết, ngoài việc bày biện và trang trí mâm ngũ quả thì mâm cơm cúng gia tiên cũng không thể thiếu. Thông thường, làm mâm cỗ cúng cúng gia tiên được chuẩn bị vào đêm 30, ngày mùng 1 Tết. Trong mâm cỗ cúng nhất định không thể thiếu thịt xôi, gà luộc, giò chả, bánh chưng,… Đó là những món mang đậm hương vị ngày Tết.

Ngoài ra cách bày bàn thờ ngày Tết cúng gia tiên mỗi gia đình còn bày thêm các loại hoa quả, thuốc lá, trầu cau, rượu. Vì thế để có sự chuẩn bị chu đáo nhất cho Tết nhà mình, bạn có thể tìm hiểu từng vùng miền.

Bên cạnh bàn thờ gia tiên, bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa cũng nên được trang trí dọn dẹp ngày Tết. Có như thế, sự nghiệp mới hanh thông, làm ăn mới phát tài, phát lộc.

Trang trí bàn thờ ngày tết đẹp, gọn gàng và sạch sẽ theo phong thủy sẽ giúp một năm mới gặp nhiều may mắn, công việc sự nghiệp hanh thông hơn. Trên đây là những kinh nghiệm dọn dẹp, trang trí bàn thờ ngày Tết của ông cha ta từ bao đời nay để các gia đình cùng tham khảo, thêm am hiểu hơn về phong tục tập quán của người xưa trong những ngày xuân tới. Đồ thờ Huyền Đức chúc bạn và gia đình đều sẽ gặp những thành công mới, may mắn mới.


Xem thêm:

0965.999.463
0965.999.463