Tìm hiểu về nghi thức Bốc Bát Hương đúng cách, tránh mạo phạm

Tìm hiểu về bốc bát hương tránh mạo phạm là một phong tục quan trọng trong thờ cúng của người Việt. Bốc bát hương cũng cần phải chú ý đến các nguyên tắc nhất định điều này giúp không phạm vào các tội thất kính với người bề trên mang lại sự bình an, may mắn, sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. Hy vọng những chia sẻ dưới đây của Tuongthantai.com sẽ giúp ích hơn cho các bạn.

Nghi thức quan trọng bốc bát hương ban thờ

Ý nghĩa quan trọng của việc bốc bát hương

Bốc bát hương trong văn hóa thờ cúng của người Việt Nam là một trong những thủ tục rất quan trọng để thể hiện lòng thành kính của con cháu đến với các vị thần linh và ông bà tổ tiên. Bàn thờ trong gia đình phải được giữ cho thật sạch sẽ, gọn gàng, không bị ô uế. Điều này sẽ giúp cho việc thực hiện thờ cúng trở nên linh thiêng và có ý nghĩa hơn rất nhiều.

Bốc bát hương chính xác cần chuẩn bị gì?

Cần chuẩn bị những vật dụng sau để việc bốc bát hương được diễn ra chính xác nhất:

  • Bát hương (Số lượng tùy theo gia chủ)
  • Tro nếp, hoặc tro đốt từ trấu bởi trấu bọc gạo là ngọc thực, nó thanh sạch và cao quý (Hoặc nhiều nơi sẽ sử dụng cát), tùy theo văn hóa vùng miền nên ở đây Linh Phẩm Phong Thủy sẽ không bàn nhiều về vấn đề này.
  • Tờ hiệu (Dùng để ghi tên người được thờ)
  • Bộ Thất Bảo (cốt bát hương): Bao gồm Vàng, bạc, ngọc, xà cừ, san hô đỏ, thạch anh, mã não.
  • Gói thạch anh ngũ sắc, Giấy trang kim, chỉ ngũ sắc, gừng, rượu trắng, gói ngũ vị hương, trầm hương, các dụng cụ cần thiết khác như thau, chậu, …
  • Sắm đồ lễ: Đồ lễ tùy tâm và phụ thuộc vào thờ gia tiên, thần linh hay thờ phật mà đồ lễ sẽ khác nhau.

Chú ý: Trước khi tiến hành bốc bát hương phải vệ sinh sạch sẽ, các đồ dùng dụng cụ phục vụ bốc bát hương phải được vệ sinh sạch sẽ, tốt nhất nên có một bộ chuyên dụng chỉ dùng cho việc thờ cúng, phụ nữ đang đến tháng kiêng kỵ bốc bát hương.

Bốc bát hương chính xác cần chuẩn bị gì?

Chi tiết các bước bốc bát hương chuẩn xác nhất

Theo một số quan điểm trước kia, việc bốc bát hương phải do chính các bậc chư tăng thực hiện. Tuy nhiên, theo giáo lý nhà Phật ngày nay, việc này chỉ cần có lối sống ngay thẳng, tử tế thì ai cũng có thể tiến hành được. Để mọi sự được viên mãn, việc bốc bát hương thờ cần được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Lau dọn bàn thờ gia tiên thật sạch sẽ bằng nước sạch hoặc nước ngũ vị hương. Sau đó tắm rửa sạch sẽ, mặc y phục chỉnh tề. Bạn nên vừa làm vừa niệm Phật để giữ cho tâm thanh tịnh.
  • Bước 2:  Trước khi bốc bát hương, gia chủ nên thực hiện việc phóng sinh (thả chim, cá,…). Mục đích việc này là để hồi hướng cho vong linh ông bà tổ tiên, tích thêm công đức cho con cháu.
  • Bước 3: Sử dụng tro trấu sạch để cho vào bát hương. Một số người còn dùng cát để làm cốt bát hương. Tuy nhiên, cát thường lẫn tạp chất và hay khô cứng lại không thuận tiện cho việc cắm nhang sau này.
  • Bước 4: Dùng hoa tươi, trái cây dâng cúng và trang trí bàn thờ. Lưu ý để sẵn 1 hoặc 3 ly nước sạch để chuẩn bị làm lễ.
  • Bước 5: Gia chủ có thể làm mâm đồ chay để cúng. Tuyệt đối không được cúng đồ mặn, không sử dụng ngũ tân (hành, tỏi,…). Mâm cúng này phải được giữ sạch sẽ, tránh để trẻ nhỏ nghịch phá bốc tay vào hoặc ăn trước khi cúng. Việc này rất quan trọng, nhằm giữ cho con cháu trong nhà thành tâm cung kính đối với Đức Phật.
  • Bước 6: Tiến hành bốc bát hương thờ Phật. Cả gia đình tập trung trước bàn thờ, người đại diện đốt nhang và khấn thưa với Phật Bồ Tát và ông bà tổ tiên về nguyên do mình làm bát hương này. 
  • Bước 7: Cuối cùng, cả nhà nên cùng nhau thành tâm tụng kinh niệm Phật. Có như vậy gia đình mới luôn an ổn, phúc lành.

Văn Khấn Bốc Bát Hương đầy đủ linh nghiệm

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy Chín phương Trời, Mười phương chư Phật, chư Phật Mười phương.

Con kính lạy chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.

Con kính lạy Tổ tiên, Tổ khảo, Tổ tỷ (nếu bố mẹ đã khuất thì thay bằng Hiển khảo, Hiển tỷ), chư vị hương linh dòng họ………………

Hôm nay là ngày …. tháng ….. năm …. Dương lịch tức ngày …. tháng… năm…

Tín chủ con là………………………………………

Ngụ tại……………………………. (đọc rõ số nhà, phường xã, quận huyện, thành phố) cùng toàn gia quyến.

Tín chủ thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính trình chư vị Thần Linh, hội đồng Gia Tiên dòng họ… và hội đồng bà cô ông mãnh dòng họ …

Con xin phép làm lễ bốc bát hương mới, chúng con kính xin các Ngài phù trì cho chúng con luôn được bình an, tài lộc vượng tiến, công việc hanh thông, đắc tài đắc lộc, gia đạo hưng long, âm phù dương trợ.

Con xin kính thỉnh Thành Hoàng Bản Thổ Thần Linh Thổ Địa chư vị tôn thần linh ứng về an vị tại nơi đây.

Con xin kính lạy hội đồng gia tiên dòng họ …, hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới, kính xin các cụ linh ứng về an vị và phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khỏe, ăn nên làm ra, kim ngọc mãn đường, cầu được ước thấy.

Con kính lại lạy hội đồng bà cô ông mãnh dòng họ …. linh ứng về an vị tại nơi đây, phù hộ độ cho chúng con toàn gia an lạc, bình an, lộc tài tăng tiến, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Hương đăng chúng con đã bắc, lễ vật đã dâng trình, tâm niệm đã trình báo. Trước bản tọa chư vị tôn thần cúi xin hoan hỷ hải hà thụ nhận chứng giám. Tín chủ chúng con xin cúi đầu thành tâm tạ ơn các Ngài, xin các Ngài chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì cho tín chủ chúng con toàn gia an lạc, mọi việc được hanh thông, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Con kính lạy Tổ tiên, Tổ khảo, Tổ tỷ (nếu bố mẹ đã khuất thì thay bằng Hiển khảo, Hiển tỷ), chư vị hương linh dòng họ………………cúi xin thương xót con cháu, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật. Gia đình chúng con xin cảm tạ!

Chúng con lễ bạc tâm thành, xin được hóa vàng tiến mã kính biếu các Ngài, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam Mô A Di đà Phật!  (3 lần)

Những lưu ý về bát hương trên bàn thờ Phật

Chọn bát hương linh

Mọi bát hương thờ cúng đều phải linh. Người bốc bát hương quyết định tính linh này. Người bốc bát hương phải có tâm thiện thì bát hương mới linh. Bốc bát hương mà tâm không thiện thì thường bát hương không linh.

  • Một bát hương linh thì khi thắp hương, người được thờ sẽ về.
  • Bát hương không linh là bát hương không được người thờ chấp nhận, nên khi thắp hương thì không về.

Vị trí để đặt bát hương trong phong thủy

Các gia chủ nên lựa chọn được một vị trí đặt phù hợp, tại đây tập hợp thêm nhiều năng lượng của tâm ứng xung quanh để góp phần tạo thành một thế vững chãi nằm ngay trên gian thờ. Hãy cố gắng đạt bát hương sao cho nằm tại vị trí trung tâm, cách tường từ 15cm là vừa đủ nếu gian thờ gia tiên có ba bát hương thì chúng phải đặt song song với nhau để tạo thành một đường thẳng tắp. Bên cạnh đó, cố gắng chọn lựa bát hương cũng như chân đế của bát hương sao cho phù hợp nhất điều này tránh che khuất đi các vật phẩm nằm trên bàn thờ.

Lưu ý khi bát hương đã bốc xong

Khi bốc bát hương xong thì gia chủ sẽ đặt lên bàn thờ đã được lau sạch sẽ và không di chuyển mỗi lần lau chùi bàn thờ. Khi chân hương đã đầy và gia chủ muốn rút bớt chân hương thì nên để lại 5 chân. Những chân đã rút ra nên đem đốt rồi thả xuống sông suối. Bát hương bỏ đi sẽ đem lên chùa hoặc thả sông. Khi thắp hương, tuyệt đối không được thổi mà phải để hương cháy từ từ.

Đây là một vấn đề quan trọng nên không thực hiện một cách sơ xài, đối phó mà hãy làm bằng cái tâm của mình gửi đến cho các vị tổ tiên, thần linh thì mới mong có được một cuộc sống yên ổn, đầm ấm trong ngôi nhà mới về tận sau này. Trên đây là một số thông tin chính về vấn đề thủ tục bốc bát hương để các bạn cùng tham khảo trước khi tiến hành. Mong rằng chúng sẽ trang bị thêm cho bạn những kiến thức bổ trợ nhất về vấn đề thờ cúng tâm linh.


Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *