Giỏ hàng hiện tại chưa có sản phẩm nào!
Tục lễ thắp hương ông Công ông Táo về chầu trời ngày 23 tháng chạp
Thắp hương ông Công ông Táo là một nét đẹp độc đáo của người Việt Nam. Lễ cúng ông Công ông Táo về trời không cần phải tổ chức cầu kỳ nhưng cần phải trang trọng, chu đáo, thể hiện được tấm lòng của gia chủ. Vậy cần chuẩn bị gì? Thờ cúng ra sao? Trong bài viết dưới đây, Đồ thờ Huyền Đức sẽ cung cấp tất tần tật thông tin thắp hương ông Công ông Táo chuẩn nhất.
Thắp hương ông Công ông Táo hằng năm có ý nghĩa gì?
Thần Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ bắt nguồn từ sự tích “2 ông 1 bà” – vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo quân hoặc ông Táo.
Hàng năm, Táo quân được ông Trời phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép những việc làm Thiện – Ác của loài người. Sau đó, cứ vào ngày 23 hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho chủ nhà.
Vì vậy, nhiều gia đình hương hay làm lễ, cúng cho gia đình Táo quân nhằm tiễn quan thần về trời bình an. Chính vì vậy, sau khi cúng xong sẽ đem cá thả ở sông, ao, hồ, nghĩa là “phóng sinh” để đưa ông Táo về trời. Trong tâm thức người Việt, “cá vượt Vũ môn” hay “cá chép hóa rồng” còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp. Phóng sinh cá chép ngày Tết ông Công ông Táo không chỉ là một nét đẹp văn hóa, đồng thời còn thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt Nam.
Ngày rước ông Táo về trời
Khấn cúng ông Công ông Táo về trời vào buổi nào trong ngày, giờ nào, ngày nào tốt nhất?
Nhiều người thắc mắc cúng ông Công ông Táo buổi sáng hay chiều, trước mấy giờ, lúc nào tốt nhất, trước ngày 23 có được không? Việc này tùy thời gian từng gia đình sắp xếp, có thể cúng ông Táo vào ngày 22 tháng Chạp hay sáng 23 đều được.
Bạn không nhất thiết phải xem ngày cúng tiễn đẹp, chỉ cần cúng trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp để ông Công ông Táo kịp về trời báo cáo Ngọc Hoàng.
Cúng ông Táo ở bếp hay bàn thờ?
Lễ vật cúng ông công ông táo về trời đặt ở đâu là đúng, trên nhà hay dưới bếp? Có những gia đình nghĩ rằng ông Công ông Táo là thần bếp nên việc tiến hành cúng lễ sẽ phải diễn ra ở bếp, tuy nhiên gia đình nào thờ bài vị ông Táo và đặt bàn thờ gần bếp thì có thể thắp hương tại đây, còn không thì có thể thực hiện lễ ở bàn thờ thần linh, gia tiên, cái cốt ở tâm phúc.
Một vài điều cần chuẩn bị để cúng ông Công ông Táo
Không cần phải dâng lên các sinh lễ cầu kỳ nhưng đầy đủ, trang nghiêm. Có như thể thì mới thể hiện được lòng thành, sự tôn kính của gia chủ với thần thánh được:
Một vài điều cần chuẩn bị để cúng ông Công ông Táo
Lễ vật cúng ông Công ông Táo
Vậy thắp hương Ông Công Ông Táo cần gì?
- Mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Nhiều người chỉ cúng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) để tượng trưng.
- Cá chép: Tượng trưng cho phương tiện di chuyển của ông Công, ông Táo. Bạn có thể sử dụng cá chép giấy hoặc cá chép thật đều được. Thường ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép sống thả trong chậu nước ngụ ý “cá chép hóa rồng” nhưng tại Nam Bộ thường dùng cá chép giấy nhiều hơn.
- Tiền vàng.
- 1 chiếc áo
- 1 đôi hia bằng giấy
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo
Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng…) hay lễ chay (với trầu cau, hoa quả, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo quân. Mâm cúng ông Táo cơ bản bao gồm:
- Thịt heo luộc
- Gà luộc hoặc quay
- Đĩa rau xào
- Hành muối
- Xôi gấc
- Giò heo
- Canh mọc
- Cá chép nướng (ở miền Nam thường cúng cá lóc nướng)
- Trái cây tươi, trà, rượu, cau trầu,…
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo đầy đủ, chính xác nhất
Nam mô a di đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ (chúng) con là: ……………
Ngụ tại: …………
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành. Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô a di đà Phật! (3 lần)
Những lưu ý khi cúng đưa ông Công ông Táo về trời
- Bạn không nên khấn xin tài lộc khi làm lễ bởi đây là ngày ông Táo lên trời bẩm Ngọc Hoàng chuyện tốt xấu trong gia đình, tránh đề cập vấn đề tiền bạc làm mất lòng thần linh.
- Mâm cỗ không cúng thịt vịt, ngan.
- Dựng cây nêu: Người Việt trước đây còn dựng cây nêu vào 23 tháng Chạp để xua đuổi ma quỷ quấy nhiễu trong thời gian các ông Táo về trời. Một số vùng hiện nay vẫn giữ được tục lệ này.
- Thả cá trước 12 giờ trưa ngày 23 Tháng Chạp. Bạn đặt ba con cá chép sống trong chậu nước gần mâm cỗ thờ và phóng sinh ra sông, hồ trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp sau khi cúng xong để cá chép hóa rồng đưa ông Công ông Táo về trời.
- Nên thả cá nhẹ nhàng xuống nước thay vì tung hất cá từ trên cầu xuống, đồng thời không vứt rác xuống sông để không làm mất đi sự linh thiêng vốn có của tục lệ này.
Tiễn ông Táo về trời là phong tục truyền thống của người Việt vào những ngày cuối năm. Đây được xem là thời khắc quan trọng mà mọi người mong muốn ông Táo trình báo những vấn đề xảy ra trong năm qua và mong Ngọc Hoàng giúp đỡ nhân dân để một năm mới thuận lợi hơn. Chính vì vậy, Đồ thờ Huyền Đức mong rằng với những thông tin trên, bạn sẽ có cái nhìn tổng quát hơn và thắp hương ông Công ông Táo chính xác nhất nhé
Xem thêm:
Để lại một bình luận