Bài trí bàn thờ tam cấp

Bàn thờ tam cấp

Với bàn thờ gia tiên, Bàn thờ tam cấp được sử dụng khá phổ biến trong các gia đình người Việt bởi những đặc tính về sự tiện dụng, phong thủy và tín ngưỡng khá đặc trưng cùng giá trị thẩm mỹ cao mà nó mang lại. Tuy nhiên, nguyên tắc bài trí bàn thờ tam cấp phải thật cẩn trọng nếu không tai họa sẽ ập đến ngay trong gia đình bạn. Nhưng đừng lo bởi ngay phía dưới tuongthantai.com sẽ chia sẻ đầy đủ nhất về bàn thờ tam cấp để tránh gặp phải những điều đại kỵ trong thờ cúng.

Bàn thờ tam cấp
Bàn thờ tam cấp

Bàn thờ tam là bàn thờ 3 tầng mang đậm nét văn hóa Việt

Bàn thờ tam cấp hay còn gọi là bàn thờ 3 tầng, đúng như tên gọi của nó là bàn thờ được bố trí gồm 3 phần như các mẫu bàn đơn phổ biến. Ở phần mặt bàn, bề mặt chính sẽ có diện tích lớn nhất, phía trong sẽ được giật cấp thêm 2 tầng nhỏ nữa. Kích thước sâu từ 22 – 30cm, hoặc tùy thuộc vào nhu cầu của người sử dụng để đặt hàng với các kích thước lớn hơn. Nhằm phân chia thành 3 cấp bậc thờ rõ ràng, vô cùng sang trọngtiện lợi.

Bàn thờ tam cấp là loại bàn thờ 3 tầng thường xuất hiện nhiều trong những ngôi nhà thờ họ, nhà thờ tổ hay từ đường. Bởi tam cấp nó thể hiện được tầng lớp thứ bậc cũng như vai vế trong một đại gia đình. Các mẫu bàn thờ 3 cấp được thiết kế với nhiều hình dáng, mẫu mã theo nhiều phong cách khác nhau.

Ngày nay, do diện tích xây dựng, đặc biệt là tại các thành phố lớn ngày càng chật hẹp, các căn hộ chung cư có diện tích nhỏ song mọi gia đình đều cố gắng để có thể đặt bàn thờ gia tiên tại những vị trí tốt nhất. Bàn thờ tam cấp đặc biệt rất hợp với những căn nhà, căn hộ chung cư có diện tích khiêm tốn. Diện tích bàn thờ không quá lớn, không trải dài song vẫn đảm bảo được bố cục đầy đủ, hài hòa đậm nét văn hóa Việt.

Bàn thờ tam cấp chiếm diện tích không quá lớn
Bàn thờ tam cấp chiếm diện tích không quá lớn

Ý nghĩa phân cấp bậc của bàn thờ tam cấp

Hiện nay, loại bàn thờ này được sử dụng khá phổ biến, nhiều gia đình ưa chuộng để thuận tiện cho việc thờ cúng.Thông thường người dùng mua loại bàn thờ này chủ yếu để phân cấp bậc người mất trong gia đình. Thứ nhất có thể phân chia được thứ bậc trong gia đình. Thứ hai có thể tránh phạm phải những điều sai trái với Thần, Phật.

Ngoài ra bàn thờ tam cấp thể hiện cho thứ bậc, tầng lớp trong một gia đình, chủ yếu để dùng trong nhà thờ họ hoặc trong nhà trưởng nam. Trong đó bậc cao nhất sẽ thờ tổ tiên dòng họ tiếp theo đến trưởng họ và các thành viên quan trọng khác. Ngoài ra loại bàn này sẽ giúp ta có thể đặt được nhiều đồ thờ cúng hơn như ngai thờ, khung ảnh,…

Cách đặt bàn thờ tam cấp tránh gặp phải những điều đại kỵ

Việc đặt bàn thờ ở vị trí nào? Hướng đặt ra sao? là những điều các bạn cần quan tâm hơn cả để thu hút tài lộc vào nhà:

Bàn thờ 3 tầng là một vật phẩm linh thiêng nên đòi hỏi vị trí đặt bàn thờ phải là nơi trung tâm của ngôi nhà. Gia chủ nên chọn vị trí đẹptrang nghiêm nhất trong ngôi nhà của mình để đặt bàn thờ. Thường loại bàn thờ chia cấp này phù hợp với không gian thờ cúng riêng.

Nếu đặt trong nhà chung cư thì gia chủ nên chọn ở nơi có ít người qua lại để tránh gây ồn ào làm mất đi sự thanh tịnh. Tuyệt đối không được đặt cạnh nhà tắm, nhà vệ sinh hoặc cạnh cầu thang điều này sẽ làm ô uế chốn linh thiêng.

Nên chọn hướng tốt hợp với phong thủy vận mệnh của gia chủ để đặt bàn thờ. Lưu ý, không nên hướng bàn thờ ra các hướng Ngũ quỷ và không được sử dụng ánh sáng trắng cho không gian thờ cúng.

Bài viết có liên quan: Nguyên tắc xem hướng đặt bàn thờ thần tài để phát giàu nhanh chóng

Bài trí bàn thờ tam cấp như thế nào là hợp lý nhất?

Cách bài trí cũng phải tuân theo quy tắc nhất định, không được tùy tiện. Tầng trên thường dùng để thờ Phật còn lại bày đồ thờ cúng.

  • Bậc cao nhất của bàn thờ sẽ dùng để đặt bát hương thờ Phậtcác bậc tối cao nhất trong thờ cúng tín ngưỡng của người Việt.
  • Bậc thứ hai sẽ dừng để đặt bát hương thờ các vị thần linh, ông bà chủ đất.
  • Bậc thứ 3 thờ bà Cô ông Mãnhgia tiên của gia chủ.

Tam cấp để bát hương, đây là điều cơ bàn nhất, mỗi bàn thờ có ít nhất 1 bát hương (hoặc 3, 5). Ngoài ra, với sự phát triển của đồ thủ công mỹ nghệ hiện nay, rất nhiều phụ kiện thờ cúng ra đời làm cho không gian ban thờ ấm cúng, đầy đủ hơn. Như là: đỉnh đồng, chân nến, lọ hoa, chén thờ, hạc thờ, ngai thờ, ống hương, hoành phi câu đối,… Những phụ kiện này không có quy tắc bày nhất định, nên bày hai bên bàn thờ đảm bảo sự cân đối, ngăn nắp, không nên bày quá nhiều gây rối mắt. Với mỗi tầng sẽ được đặt như sau:

  • Tầng trên cùng là tầng cao nhất với diện tích nhỏ thường đặt di ảnh hoặc bài vị của tầng lớp cao nhất như cụ, cụ tổ dòng họ hoặc bát hương.
  • Tầng hai là nơi đặt di ảnh của ông bà đã khuất.
  • Tầng dưới cùng có diện tích rộng hơn so với hai tầng còn lại, là nơi bài trí bát hương, khay đựng rượu, mâm quả và những vật phẩm thờ cúng khác.
Bài trí bàn thờ tam cấp
Bài trí bàn thờ tam cấp

Bàn Thờ Tam Cấp được làm từ chất liệu gỗ có độ bền cao

Phòng thờ cúng là một nơi vô cùng linh thiêng nên khi chọn bàn thờ nên lựa chọn bàn thờ có chất liệu làm từ gỗ tự nhiên có độ bền cao như sử dụng gỗ sồi, gỗ mít, gỗ gụ, gỗ hương…) tránh lựa chọn những loại gỗ cứng khó chạm khắc, tạo hình và bị mọt nhé.

Những điều không nên làm:

  • Không được lấy gỗ đã qua sử dụng để làm bàn thờ phật tam cấp hay đồ vật trên bàn thờ.
  • Không được đặt tượng Phật vào một góc hoặc cất tượng Phật trong tủ kín
  • Không nên mua quá nhiều tượng về nhà, tránh thờ quá ba vị Phật trong nhà. Nếu trong nhà đã thờ Phật thì chỉ nên thờ ông bà, gia tiên chứ không nên thờ thêm bất kỳ vị thần nào khác, kể cả thờ ông địa, Thần tài, Tiên Sư, Đức Thánh Quan …
  • Không được đặt tượng tại những nơi không sạch sẽ, ẩm thấp, đại kỵ đặt bàn thờ phật tam cấp dưới chân cầu thang, bên dưới sàn nhà, hoặc sát phòng tắm, nhà vệ sinh.
  • Tránh đặt bàn thờ phật tam cấp ở lối đi lại nhiều, vì sẽ làm ồn ào, làm mất đi sự thanh tịnh của nơi thờ cúng.
  • Không đặt giường ngủ phía sau bàn thờ phật tam cấp và đặt tượng trong phòng ngủ.

Những điều nên làm:

  • Đặt tượng nhìn hướng ra cửa chính
  • Tô vẽ, lau chùi lại tượng thường xuyên.
  • Nên đặt tượng trên một chiếc đĩa lót giấy đỏ
  • Tượng nếu đặt trên xe phải quay mặt hướng về phía trước.
  • Nếu tượng Phật không may bị vỡ: phải dùng giấy vàng gói lại, vào ngày mùng một, ba, năm, bảy, chín đốt dưới nắng, tiễn tượng Phật quy vị. Nếu ngón tay tượng Phật bị gãy thì nên dùng giấy đỏ cuộn lên rồi lắp vào, nếu thân Phật có vỡ, nên dán lại bằng giấy đỏ mà không nên dùng chổi quét và vứt tùy tiện.

 

 

 


Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *