Giỏ hàng hiện tại chưa có sản phẩm nào!
Cách bày trí Bàn Thờ Thần Tài chuẩn phong thủy gia chủ nên biết
Có bao giờ bạn thắc mắc: Bạn chuẩn bị đồ cúng Bàn Thờ rất đầy đủ nhưng tài lộc vẫn suy giảm không? Việc chuẩn bị lễ vật đầy đủ là quan trọng tuy nhiên việc bày trí chúng còn quan trọng hơn. Sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn biết và nắm được Cách bày trí Bàn Thờ Thần Tài chuẩn phong thủy nhé!
Các đồ thờ trên Bàn thờ Thần Tài cơ bản gồm những gì?
Khi chuẩn bị đồ cúng, gia chủ không nên bỏ qua các lễ vật sau: Tượng Thần Tài, Tượng Ông Cóc (Thiềm Thử), Tượng Phật Di Lặc, các đồ cúng: Bát tụ lộc, 3 hũ tam tài – gạo, muối, nước, Bát hương, Khay xếp 5 chén nước hình chữ Thập, Lọ hoa tươi, Đĩa trái cây, 5 củ tỏi,…
Cách bày trí Bàn Thờ Thần Tài
Trên bàn thờ Thần Tài có có tượng của các vị Thần, đây là 3 vị thần quan trọng không thể thiếu trên bàn thờ:
Bày trí tượng các vị Thần
- Ông Cóc Còn được biết đến là Thiềm Thừ. Trong phong thủy của người Hoa, Thiềm Thừ là linh thú chỉ đứng sau linh thú Tì Hưu về việc mang lại tài lộc cho gia chủ. Người ta thường bày ông cóc ngậm đồng tiền quay mặt ra ngoài vào ban ngày để mang lại may mắn, hóa giải vận khí xấu và đón tài lộc. Ban đêm thì quay ông cóc vào trong với ý nghĩa là cóc ngậm tiền vàng nhảy vào nhà để mang của cải đến cho gia đạo.
- Bức tượng Phật Di Lặc trên bàn thờ: vị Phật này đại biểu cho sự quản lý và ngăn chặn các vị thần làm điều khuất tất hoặc lơ là công vụ phù hộ trong gia đạo.
- Tượng Thần Tài bằng sứ, song song đó người ta còn thờ thêm Ông Địa vì hai vị thần quan này thường đi chung với nhau nhằm cai quản các chuyện buôn bán và đất đai trong gia đạo.
Bày trí Đồ thờ
- Bát tụ lộc là một tô sứ đẹp, rắc cánh hoa tươi trên mặt nước để đón lấy sinh khí và tài lộc cho gia chủ. Bên cạnh đó 3 hũ tam tài – gạo, muối, nước là vật thực cần có hàng ngày, bàn thờ Thần Tài có những vật này đều đem lại cuộc sống no đủ, sung túc.
- Bát nhang là vật không thể thiếu trên bất cứ bàn thờ nào, không chỉ riêng bàn thờ Thần Tài. Trong quá trình thờ cúng, tuyệt đối không di chuyển, động chạm đến bát hương ảnh hưởng đến tài khí gia chủ.
- Trên bàn thờ thần tài thường được bài trí 5 chén nước tượng trưng cho ngũ phương (Đông, Tây, Nam, Bắc, Trung ương) và ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) ý muốn đại biểu cho sự phát triển, sinh sôi. Nó được gọi là Khay xếp 5 chén nước hình chữ Thập.
Bày trí Đồ lễ
- Lọ hoa tươi đặt ở bên tay phải trên bàn thờ Thần Tài Thổ Địa, gia chủ không nên trưng bày hoa giả, hoa đã khô héo làm tài lộc suy giảm. Đi cùng với lọ hoa tươi là đĩa trái cây nhằm thể hiện thành ý.
- Đĩa trái cây thường đặt bên tay trái đối xứng với lọ hoa tươi.
- Trên bàn thờ Thần Tài thường được trưng bày 5 củ tỏi với ngụ ý xua đuổi tà ma, ngạ quỷ và điềm xấu để không cho chúng vào nhà gây hấn, thị phi. Do đó, người ta thường bày một đĩa gồm 5 củ tỏi trên bàn thờ Thần Tài để không cho ma quỷ làm phiền các vị thần này.
Những lưu ý khi bày trí Bàn Thờ Thần Tài
Khi bày trí những vật dụng để cúng kiến bàn thờ Thần Tài – Ông Địa, gia chủ cần nắm rõ những lưu ý sau để tránh sai sót, khiến tài vận gặp nhiều điều không may:
- Trước khi đặt Thần Tài và Ông Địa lên bàn thờ, cần rửa sạch tượng của hai vị này bằng nước nấu với lá bưởi để xua tà khí, tránh điềm không mau.
- Mỗi ngày gia chủ nên thắp 1 nén nhang để hội tụ linh khí thỉnh các thần vào. Đến các ngày mùng 1, ngày rằm, ngày lễ tết thì thắp 5 nén nhang theo hình chữ thập
- Cần giữ cho bàn thờ, tượng của các vị thần luôn sạch sẽ, vệ sinh thường xuyên.
- Sắp xếp các đồ cúng theo thứ tự để thu được nhiều tài lộc nhất cho gia chủ
- Không để chó mèo nhảy lên bàn Thờ Thần Tài.
- Chọn vị trí đặt Bàn Thờ Thần Tài phù hợp, không nên để gần nhà vệ sinh hay khu nấu ăn,… làm giảm vận khí. Gia chủ không nên đặt bàn Thần Tài – Ông Địa bên dưới hoặc bên cạnh bàn thờ gia tiên để tránh tạo ra sự xung khắc.
- Khi thờ cúng: Gia chủ khi cúng Thần Tài thì lưu ý trái cây nên chọn ngũ quả, hoa nên chọn hoa cúc, hoa đồng tiền, nên cúng đồ ngọt, thịt heo quay, bánh hỏi, chuối, bưởi, tiền vàng…
Để lại một bình luận