Giỏ hàng hiện tại chưa có sản phẩm nào!
Văn khấn Thần Tài đúng, chuẩn giúp gia chủ chiêu tài hút lộc
Cúng Thần Tài là việc vô cùng quan trọng với những người làm ăn buôn bán, kinh doanh. Chính vì thế mà gia chủ rất quan tâm tới việc chuẩn bị đồ cúng cũng như bài Văn khấn Thần Tài để giúp cho công việc kinh doanh thuận lợi, chiêu tài hút lộc.
Dâng hương Thần Tài vào giờ nào tốt?
Theo các chuyên gia phong thủy, Dâng hương Thần Tài nên diễn ra vào buổi sáng lúc 7 – 9h (giờ Thìn) là phong thủy nhất. Bởi vì Số 7 và số 9 được tượng trưng cho “vía” của con người, khi người ta muốn xin ơn cho cá nhân, xin lộc và tài cho bản thân mình.
Có thể cúng Thần Tài hằng ngày, hoặc ngày lễ mùng 1, 15 âm lịch tuy nhiên, ngày cúng Thần Tài mùng 10 tháng Giêng được người Việt coi là ngày quan trọng nhất, hay còn gọi là ngày vía Thần Tài. Đây là ngày mà gia chủ sẽ chuẩn bị kỹ càng nhất, lớn nhất trong năm.
Cách bày lễ mùng 1, mùng 10, 15 âm lịch
Bàn thờ Thần Tài Thổ Địa đặt dưới đất, nơi trang nghiêm hướng ra cửa chính hoặc gần cửa chính. Cách bày lễ mùng 1, mùng 10, 15 âm lịch như sau:
- Tượng Thần Tài – Thổ Địa theo nguyên tắc, vị trí đặt (nhìn từ ngoài vào) sẽ là: tượng Thần Tài bên trái, tượng Thổ Địa bên phải.
- Tượng Phật Di Lặc: là vị thần quản lý và ngăn chặn các vị thần làm những điều sai trái, thường được đặt bên trên ban thờ Thần Tài.
- Tượng Ông Cóc: đặt bên trái bàn thờ với ý nghĩa đón sinh khí, tài lộc. Ban ngày quay tượng ra ngoài và tối quay vào trong.
- Lọ hoa tươi và quả tươi, thường là mâm/đĩa ngũ quả.
- Hũ gạo, hũ muối, hũ nước đầy: Đây là những vật tượng trưng cho cuộc sống no đủ, êm ấm và được đặt từ đầu năm cho tới cuối năm mới được đem thay.Thường được đặt ở giữa hai tượng Thần Tài – Thổ Địa.
- Bát nước đầy rắc cánh hoa hồng ở trên: mang ý nghĩa giữ cho tiền bạc không bị trôi đi. Thường được đặt trên nền đất ngoài cùng bàn thờ.
- Bát nhang: được đặt giữa bàn thờ và tuyệt đối không được di chuyển.
- 5 chén nước xếp hình chữ thập: tượng trưng cho ngũ hành và ngũ phương phát triển.
- 5 củ tỏi: đặt vào trong một chiếc đĩa nhỏ với ý nghĩa xua đuổi ma quỷ.
Một số lưu ý khi vái khấn Thần Tài
Khi cúng vái Thần Tài bạn cần chú ý những điều sau:
- Thay nước khi đốt nhang, thay nước trong lọ hoa, và chưng thờ nải chuối chín vàng.
- Tránh để các con vật chó mèo quậy phá làm ô uế bàn thờ Thần Tài.
- Việc cầu xin tài lộc được nhiều hay ít còn phụ thuộc vào lòng thành của gia chủ, phước đức và số vận của gia chủ.
- Vàng, bạc đại đốt ở ngoài, rượu hay nước thì đứng ngoài cửa tưới vào nhà, có ý nghĩa là đem lộc vào, bộ tam sên hay bánh trái chia nhau trong nhà dùng không cho người ngoài.
- Thường ngày nên đốt nhang mỗi sáng từ 6h – 7h và chiều tối từ 6 – 7h, mỗi lần đốt 5 cây nhang.
- Hàng tháng nên lau bàn thờ, tắm cho Thần Tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch với nước lá bưởi, hay rượu pha nước. Khăn lau và tắm cho Thần Tài không được dùng vào việc khác.
- Khi cúng xong gạo, muối thì cất lại dùng cho có lộc, không được vãi ra ngoài.
Để lại một bình luận