Cách lau dọn bàn thờ Thần Tài đón tài lộc vào nhà

Theo tục lệ xưa, người Việt sẽ lau dọn bàn thờ Thần Tài vào những ngày cuối năm. Đây là một nghi lễ quan trọng, đặc biệt với các doanh nghiệp, người kinh doanh. Và Cách lau dọn bàn thờ Thần Tài cũng cần phải có những lưu ý hết sức cẩn trọng, chỉ cần làm sai hoặc không đúng, việc thờ tự sẽ khó được linh ứng, làm ăn sẽ khó gặp may. Để hiểu rõ hơn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Ý nghĩa của việc dọn bàn thờ Thần Tài cuối năm

Lau dọn bàn thờ không chỉ đem lại sự sạch sẽ cho không gian thờ cúng mà còn thể hiện sự thành tâm, kính cẩn với thần linh, cũng như mong một năm mới tươm tất, suôn sẻ và nhận được sự phù hộ của thần tài và các chư vị gia tiên, thần linh khác.

Thời gian lau dọn thường sẽ là vào ngày 23 tháng chạp, đây là thời điểm ông Công ông Táo về trời khởi tấu. Trong đó 2 ngày 23 và 25 tháng chạp là hai ngày đẹp nhất và tốt nhất. Nên dọn bàn thờ vào khung giờ 16h – 11h5513h – 17h55 (nên tránh khoảng thời gian từ 12h – 13h và sau 18h).

Thông thường các ngày bình thường của năm vẫn nên thường xuyên lau dọn, giữ vệ sinh không gian thờ cúng luôn sạch sẽ, gọn gàng.

Cách lau dọn bàn thờ Thần Tài
Cách lau dọn bàn thờ Thần Tài

Các bước vệ sinh bàn thờ Thần Tài

Bước 1: Mở hết các cửa trong nhà, bày biện các lễ vật đã chuẩn bị lên Bàn Thờ Thần Tài. Trong đó phải có 1 đĩa cúng hoa quả, 2 bình cắm bông để 2 bên, mỗi bình 5 bông (không có 2 bình thì dùng 1 bình 5 bông). Pha sẵn rượu gừng hoặc nước bưởi để ngâm khăn sạch ít nhất 30 phút trước khi lau dọn.

Bước 2: Thắp hương khấn vái xin phép thần tài để được dọn dẹp bàn thờ. Xin các thần tạm lánh sang một bên để gia chủ thực hiện việc lau dọn. Chờ hương tàn thì có thể bắt đầu dọn dẹp.

Bước 3: Dọn những thứ có  trên bàn thờ ra riêng, không kể các chén dĩa đang cúng. Nên để riêng và vệ sinh riêng, không nên vệ sinh chung với bất kì vật nào.

Bước 4: Quét dọn bụi bẩn, tro hương và mạng nhện xung quanh nếu có, tiếp lục dùng khăn lau sạch bụi với nước, ta lên vệ sinh phần lư hương trước vì đây là phần gây ảnh hưởng nhiều nhất, dùng ngón tay gạt hết tàn nhang nằm trên lư hương. Sau đó mới quét các vùng khác. Không nên dịch chuyển lư hương đi chỗ khác, chỉ nên nhấc nhẹ lên mà thôi.

Bước 5: Dùng khăn lau và khăn tắm chuyên dụng để vệ sinh cho Ông Địa và Ông Thần Tài. Ta nên  bưng 2 ông ra cẩn thận và lau sạch sẽ. Nên lau sạch  với nước lá bưởi để tăng tài lộc.

Bước 6: Vệ sinh toàn bộ chỗ thờ cúng  Ông Địa và Ông Thần Tài. Đợi mọi thứ hoàn tất rồi mới đặt lại vị trí ban đầu.  Nếu có những bàn thờ thờ cả Ông Di Lặc thì nên vệ sinh luôn.

Bước 7: Đặt lần lượt các đồ cúng lên bàn thờ như vị trí ban đầu.  Thay hũ muối, gạo, nước mới. Khấn xin, thỉnh các thần về, báo cáo đã dọn dẹp xong.

6 lưu ý cần tránh khi lau dọn bàn thờ Thần Tài

Khi lau dọn bàn thờ Thần Tài nên lưu ý các điều sau đây để tránh làm sai, gây phạm thượng thần linh, ảnh hưởng tài lộc, may mắn gia chủ:

  • Không dùng hoa quả héo úa, hư hỏng: để tránh ảnh hưởng đường làm ăn, phát triển của gia chủ.
  • Không được dùng nước lã, nước lạnh, chỉ dùng nước ấm, rượu pha gừng…
  • Không lau đồ vật thờ cúng trực tiếp trên bàn thờ, phải chuẩn bị 1 cái bàn phủ giấy đỏ hoặc vải sạch để lau dọn.
  • Không đổ nước tràn ra bàn thờ: điều này gây ảnh hưởng đến vận khí của gia chủ.
  • Không được nhổ hết chân nhang rồi vứt đi: chân nhang phải được hóa tro rồi đem thả sông.
  • Phụ nữ có kinh nguyệt không được lau dọn bàn thờ.

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *