Cách bốc bát hương Thần Tài đúng, đơn giản

Cách bốc bát hương Thần Tài được thực hiện theo các bước hướng dẫn cụ thể như thế nào? Đây chắc chắn là điều quan tâm của nhiều gia chủ hiện nay đặc biệt là những gia chủ làm công việc kinh doanh, buôn bán. Vậy để có thêm những thông tin hữu ích cũng như cách bốc bát hương Thần Tài tại nhà đúng chuẩn, các bạn hãy cùng tham khảo những chia sẻ thú vị ngay sau đây nhé!

Bốc bát hương Thần Tài vào thời gian nào là tốt nhất?

Người Việt thường chọn bốc bát hương Thần Tài vào tháng chạp tức tháng 12 âm lịch. Trong tháng này, tùy tuổi của gia chủ mà chọn ngày lành hợp tuổi mà bốc bát hương Thần Tài, tránh chọn ngày xung khắc với tuổi để không phải gặp những chuyện ngoài ý muốn.

Tuy nhiên đa số mọi người vẫn hay bốc bát hương Thần Tài vào 23 tháng chạp vì tiện thể hôm ấy cũng là ngày đưa ông Táo về trời. Vào ngày này người ta sẽ dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ, làm mâm cúng, thay chân nhang và bốc bát hương Thần Tài thổ địa để chuẩn bị đón tết.

Bốc bát hương Thần Tài cần chuẩn bị gì?

Chuẩn bị cốt bát hương Thần Tài gồm có: Tờ giấy dị hiệu: Ngũ vị hương, tro nếp, rượu trắng, Gạo vàng Thần Tài, Cốt thất bảo. Thông thường hiện nay có rất nhiều hộ gia đình sử dụng bát hương với cát. Điều này cực kỳ không tốt bởi cát trong bát hương mang rất nhiều tạp chất nên khi sử dụng cát để vào bát hương sẽ ảnh hưởng tới việc thờ cúng. Dùng tro bếp và ngũ vị hương trong bát hương là tốt nhất cho bát hương.

Ngoài ra, Đồ lễ thắp hương sau khi bốc bát hương Thần Tài bao gồm: Hoa tươi; Trầu 3 lá, cau 3 quả cành dài đẹp; Đĩa ngũ quả (5 loại quả 5 màu); 1 chén rượu, 1 chén trà, 1 chén nước sạch, 1 chén gạo, 1 chén muối; Một số bánh kẹo; 1 đĩa xôi và 2 bát chè ngọt, 5 bánh bao; Bộ tam sên ( thịt lợn, trứng vịt, tôm luộc)

Cách bốc bát hương Thần Tài đúng, đơn giản
Cách bốc bát hương Thần Tài đúng, đơn giản

Quy trình tự bốc bát hương Thần Tài chuẩn nhất

Bước 1: Thỉnh bàn thờ Thần Tài Thổ Địa về nhà

Tượng Thần Tài, Thổ Địa và bát hương chính là hai vật phẩm quan trọng mang ý nghĩa đặc biệt trong phong tục thờ cúng từ xưa đến nay. Theo quan niệm tâm linh, tốt nhất gia chủ nên chọn mua bộ bàn thờ Thần Tài được làm bằng chất liệu gốm sứ thủ công như gốm Bát Tràng thì tính linh nghiệm sẽ cao hơn.

Bước 2: Vệ sinh bát hương

Vệ sinh sạch sẽ bát hương và tượng thờ, gia chủ nên sử dụng nước lá bưởi để tắm qua cho các vật phẩm này, rồi sau đó mới bắt đầu đọc bài văn khấn an vị bàn thờ.

Bước 3: Chuẩn bị tro và cốt để an vị bát hương

Trong bát hương thờ thường sẽ có hai thành phần quan trọng đó là tro và cốt.

Ngày xưa, gia chủ thường sử dụng tro trấu (ở miền Trung) hoặc cát vàng (ở miền Nam). Ngày nay, các loại trên được thay thế bằng loại tro cơm nếp, bởi chúng không chỉ đảm bảo sự sạch sẽ, dễ thắp nhang mà còn mang ý nghĩa đặc biệt đến đời sống con người.

Một số lưu ý khi bốc bát hương bàn thờ Thần Tài

Để lễ bốc bát hương Thần Tài được diễn ra thuận lợi, không phạm phải kiêng kỵ thì gia chủ cần lưu ý những điều sau đây:

  • Người bốc bát hương phải tắm rửa sạch sẽ và rửa tay bằng rượu trắng.
  • Tìm hiểu kỹ những loại hoa quả nên và không nên dùng khi thắp hương thờ cúng Thần Tài.
  • Khi bài trí bàn thờ Thần Tài, sắp xếp lại bàn thờ, gia chủ cần phải khấn vái, xin phép và chỉ được di chuyển bình hoa, chén nước, đỉnh đồng, đèn thắp,… còn bát nhang, bài vị đã định vị thì không được chuyển dịch.
  • Cả gia đình cần thành tâm và cung kính khi khấn vái thần linh.
  • Sắm lễ không nên quá phô trương, cầu kỳ, tránh gây lãng phí.
  • Gia chủ nên cúng mâm cơm chay để lễ bốc bát hương trở nên thanh tịnh, không nên sát sinh tạo nghiệp.

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *