Văn khấn bà Chúa Kho đúng nghi thức và cách sắm lễ

Văn khấn bà Chúa Kho là điều bất kỳ ai đi đền đều cần tới dù là đầu năm hay cuối năm. Theo phong tục tập quán, vào những ngày đầu xuân, khách thập phương từ mọi miền đất nước đổ về đền Bà chúa Kho để cúng xin tài lộc. Nhưng phải cúng khấn như thế nào cho đúng thì không phải ai cũng biết hay làm đúng. Trong bài viết dưới đây, Tuongthantai.com sẽ chia sẻ bài văn khấn bà Chúa Kho chuẩn nhất bạn nên biết mong cầu năm mới thuận buồm xuôi gió nhé!

Văn khấn bà Chúa Kho chuẩn

Đi lễ Đền Bà Chúa Kho mong cầu tài lộc

“Đầu năm đi vay, cuối năm đi trả” là quan niệm của nhiều người trong giới thương nhân, tiểu thương. Đền Bà Chúa Kho nằm ở tỉnh Bắc Ninh từ xưa đã nổi tiếng là ngôi đền được nhiều người trong giới kinh doanh buôn bán tìm đến “vay vốn”. Chính vì vậy, vào mỗi dịp đầu năm âm lịch, dòng người đổ về đền Bà Chúa Kho nườm nượp để vay tiền làm ăn, cầu tài, cầu lộc muốn nhờ vía của Bà để ăn nên, làm ra, kinh doanh phát đạt.

Cổng vào đền Bà Chúa Kho

Sắm lễ bà Chúa Kho đúng chuẩn

Nên có lễ vật có thể to, nhỏ, nhiều, ít, sang, mọn tùy tâm và điều kiện hoàn cảnh mỗi gia đình. Quan trọng nhất vẫn là cái tâm thành kính.

  • Lễ đồ sống: Tuyệt đối không dùng các đồ lễ sống gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt tại các ban quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ.
  • Cỗ sơn trang: Gồm những đồ đặc sản chay Việt Nam: Không được dùng cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này.
  • Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, gương, lược… Nghĩa là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Nhưng lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt.
  • Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: Phải dùng chay mới có phúc và những lời cầu nguyện được linh ứng.
  • Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có).
  • Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu.
  • Lễ Mặn: Nếu Quý vị có quan điểm phải dùng mặn thì chúng tôi khuyên mua đồ chay hình tướng gà, lợn, giò, chả.
Sắm lễ bà Chúa Kho đúng chuẩn

Lưu ý: Bạn có thể chuẩn bị 1 mâm lễ lục cúng gồm: Hương, Hoa, Nến, Gói chè, Quả, Thực (oản hoặc gói bánh). Sau đó dâng tại Đệ Nhất Cung (cung cuối cùng) hoặc ban công đồng. Ở các ban khác bạn phát tâm bỏ tiền vào hòm công đức và khấn nguyện tùy tâm.

Bài văn khấn Bà Chúa Kho đầy đủ, cụ thể nhất

Bài văn khấn Bà Chúa Kho đầy đủ, cụ thể nhất

Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Tam giới Thiên chúa cập nhất thiết thánh chúng
Con kính lạy Tam phủ công đồng. Tứ phủ vạn linh
Con kính lạy Thiên tiên Thánh mẫu, Địa thiên thánh mẫu, Thủy tiên Thánh mẫu
Con kính lạy Tứ phủ chầu bà, Ngũ vị Thánh ông, tả hữu quan Hoàng
Con kính lạy Nhị vị Thánh cô, Bát bộ Sơn trang, Thập nhị Tiên nàng
Con kính lạy Đương niên hành khiển chí đức tôn thần
Con kính lạy Đương cảnh Thành Hoàng Bản Thổ đại vương
Con kính lạy Ngũ hổ thần tướng, Thanh Bạch xà thần linh
Con kính lạy Đức Chúa kho Thánh mẫu hiển hoá anh linh cảm thông các sự, chắp lễ, chắp bái, chứng minh công đức phù hộ độ trì cho:

Tín chủ con là:…………………………………………………………………………………………………………..

Ngụ tại:……………………………………………………………………………………………………………………..

Hôm nay là ngày / tháng / năm

Con sắm sửa kim ngân, hương hoa, lễ vật chí thiết một lòng, thành tâm dâng lễ, sám hối cầu xin cho con được: gia quyến bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, bách sự cầu được như ý, vạn sự cát tường.

Chúng con cúi đầu thành tâm kính lễ Chúa kho Thánh mẫu.

Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!

Một số lưu ý khi đến lễ đền Bà Chúa Kho

Đến với đền bà Chúa Kho ngoài việc sắm lễ và thể hiện lòng tôn kính của mình, bất cứ ai cũng mong muốn có được may mắn và thuận lợi trong năm mới. Do đó, ai cũng cầu mong và nói ra được nguyện vọng của mình. Tuy nhiên cũng cần lưu ý một số điểm sau:

Khi tiến hành lễ dâng hương bạn có thể đọc văn khấn, sớ trình trước các ban, hoặc chỉ cần đặt văn khấn, sớ trình lên một cái đĩa nhỏ, rồi đặt vào mâm lễ dâng cúng cũng được. Khi hoá vàng thì phải hoá văn khấn và sớ trước.
Sau khi kết thúc khấn, lễ ở các bàn thờ, thì trong khi đợi hết một tuần nhang có thể viếng thăm phong cảnh nơi thừa tự, thờ tự.
Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ sớ đem ra nơi hoá vàng để hoá.
Hoá sớ xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính.
Ngoài đi chùa, khấn văn để cầu tài, cầu lộc muốn nhờ vía của Bà để ăn nên, làm ra, kinh doanh phát đạt thì các thương nhân, tiểu thương, những người buôn bán cần sắm cho mình một bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa và khấn cầu mỗi ngày. Công việc tức thuận buồm xuôi gió. Tuongthantai.com có rất nhiều chia sẻ hữu ích cùng các mẹo hay ho và thú vị về bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa. Các bạn đừng bỏ lỡ nhé


Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *