Giỏ hàng hiện tại chưa có sản phẩm nào!
Bỏ bàn thờ Thần Tài không dùng nữa cần chú ý điều gì?
Khi mà chủ hộ kinh doanh không còn kinh doanh hay vì một số lý do khác không dùng bàn thờ Thần Tài nữa thì cần phải giải bát hương trên bàn thờ Thần Tài hoặc chuyển đi nơi khác. Bỏ bàn thờ Thần Tài không dùng nữa cũng là điều mà nhiều người thắc mắc chưa rõ cách làm? Làm sao giải bàn thờ Thần Tài – Ông Địa theo đúng phong thủy, không phạm kỵ? Hãy cùng Đồ thờ Huyền Đức tìm hiểu các thủ tục bỏ bàn thờ Thần Tài không dùng đến nữa cần chú ý điều gì nhé!
Bỏ Bàn thờ Thần Tài không dùng nữa cần chú ý điều gì?
Việc giải bát hương hay chuyển bát hương làm cho nhiều người rất lo lắng vì không biết mình làm đúng cách không, nếu sai sẽ phạm phải luật phong thủy cần kiêng kỵ. Hiểu được tâm tư của bạn, hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn thủ tục chuẩn bị cần thiết khi không dùng bàn thờ Thần Tài nữa để tránh phạm phải những điều không mong muốn cho gia đình.
Chọn ngày tốt để thực hiện việc hóa giải
Bước đầu tiên và vô cùng quan trọng là lựa chọn ngày đẹp để thực hiện việc giải Bàn Thờ Thần Tài– Ông Địa. Việc thờ cúng trong một thời gian dài đã tạo nên sự linh thiêng nhất định cho bàn thờ cũng như tạo nên một mối quan hệ đặc biệt của thần linh đối với “nơi ăn chốn ở”. Vì thế, khi không thờ cúng bàn thờ, gia chủ cần lựa chọn kỹ càng ngày tốt để tránh hóa giải vào ngày không may, làm đại kỵ và thất thoát tài lộc của đình. Như đã nói, gia chủ nên chọn 2 ngày là mùng 1 hoặc ngày 15 âm lịch của hàng tháng để hóa giải.
Lễ vật để giải bàn thờ Thần Tài – Ông Địa
Sắm sửa lễ vật trên bàn thờ cũng là một phần hết sức quan trọng thể hiện sự thành tâm và kính trọng của gia chủ đối với các vị thần linh. Do đó, bạn cần chuẩn bị lễ vật sau đây:
- Hoa tươi: hoa hồng, cúc, hoa hướng dương, hoa đồng tiền, cẩm chướng,…
- Đĩa bao gồm Gạo, muối, rượu trắng.
- Mâm bồng ngũ quả với những loại quả tươi, nhiều màu, kích thước lớn nhỏ khác nhau.
- Chuẩn bị trầu cau và nước trong: vật phẩm này chỉ cần nếu gia đình trước đó có thờ cúng bà Cô ông Mãnh.
- Vật phẩm có hương đèn/nến.
- Giấy đinh giấy tiền.
- Xôi, giò cũng không thể thiếu.
Hóa đồ thờ và ban Thần Tài
Trong ngày làm lễ, vật phẩm được gia chủ chuẩn bị đầy đủ. Khi tiến hành:
- Gia đình vái lạy 3 lễ trước bàn thờ
- Khấn xin các vị cho phép hóa giải ban thờ Thần Tài
- Kính cẩn xin mời các vị về thụ lễ
- Mời các ngài chọn nơi ở mới và nhận thực hiện nhiệm vụ mới
Sau khi hương tàn, mọi người hóa giấy tiền giấy đinh. Đồng thời, mang lễ vật cúng tế và ban thờ thả trôi sông. Với các đồ vật bằng gỗ, gia chủ nên đem đốt tất cả để thả trôi sông.
Hóa hoặc chuyển bát hương
Gia chủ cần lưu ý nên tránh hóa nhầm bát hương của những khu vực thờ cúng khác.
Khi nhang đã cháy hết, gia chủ đem chân hương hóa chung với giấy đinh giấy tiền sau hành lễ. Bát hương cũng được thả trôi sông cùng với bộ bàn thờ. Trường hợp chuyển ban thờ qua nhà mới, gia chủ sắp mâm lễ cúng để tạ ơn trời đất trước đó một ngày. Trong ngày chuyển nhà, chủ nhà đứng trước bộ bàn thờ vái 3 vái và khấn xin thần linh, gia tiên chuyển về nơi thờ tư mới. Lưu ý cũng cần đọc rõ địa chỉ, số nhà,…thông tin để ông bà, thần linh biết đến!
Tiếp theo dùng tiền âm lót xuống thùng carton hoặc đồ chứa sạch sẽ nào đó rồi đặt bát hương vào, đậy kín và dán băng dính. Đặc biệt chú ý không được để bát hương lộ thiên. Bởi vì, điều này có thể khiến các vong xung quanh nhập vào bát hương. Sau khi được chuyển đến ngôi nhà mới, gia chủ sắp xếp mọi thứ gọn gàng ở vị trí được lựa chọn.
Sau đó dùng một chiếc khăn mới nhúng vào rượu gừng để tịnh hóa lại rồi thắp nhang, hành lễ như bình thường.
CẦN CHÚ Ý:
- Tuyệt đối không được để bát hương lộ thiên khi đi ngoài đường, vì như vậy có thể khiến cho các “vong” vãng lai nhập vào bát hương.
- Sau khi chuyển đến ngôi nhà mới, sắp đặt gọn gàng ở vị trí mới thì lấy một chiếc khăn mặt mới nhúng vào rượu gừng tịnh hóa lại một lần nữa rồi thắp nhang, hành lễ bình thường.
Để lại một bình luận