Ban thờ lễ ăn hỏi cần được trang trí đẹp mắt và chu đáo

Bày trí bàn thờ đám cưới hỏi như nào cho đẹp?

Bày trí bàn thờ đám cưới hỏi như nào cho đẹp?

Dù ở thời đại nào, dựng vợ, gả chồng luôn là một việc thiêng liêng của đời người, đánh dấu bước khởi đầu cho sự gắn bó bền chặt về tình, về nghĩa. Những nghi thức được đặt ra cũng không nằm ngoài ý nghĩa tốt đẹp thể hiện ước vọng về một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, viên mãn. Lễ gia tiên là một nghi thức không thể thiếu được trong ngày hỏi, ngày cưới ở cả nhà trai và nhà gái. Tùy theo từng vùng miền, tôn giáo,mà lễ vật trên bàn thờ lễ ăn hỏi có khác biệt. Và việc chuẩn bị chu đáo cho lễ gia tiên, trong đó có lễ vật để bày trên bàn thờ đám cưới hỏi là điều rất quan trọng.

Ban thờ lễ ăn hỏi cần được trang trí đẹp mắt và chu đáo
Ban thờ lễ ăn hỏi cần được trang trí đẹp mắt và chu đáo

Cách bài trí ban thờ trong đám cưới

Trên bàn thờ lễ ăn hỏi phải có lư đồng và bát hương

Đây đều là các vật vốn có trên bàn thờ lễ ăn hỏi của mỗi gia đình. Ngày nay, một số nơi nhất là ở miền Nam, nhà trai tổ chức làm lễ gia tiên lúc đón dâu về nhà ngay trước mặt họ hàng tại phòng tiếp khách. Và thay vì làm lễ gia tiên trên bàn thờ ở phòng thờ, một bàn thờ tượng trưng sẽ được lập để mọi người cùng chứng kiến nghi lễ gia tiên ngày cưới. Mặc dù là bàn thờ tượng trưng nhưng nó vẫn đầy đủ và trang trọng các lễ vật.

Trên bàn thờ lễ gia tiên phải có nhang, đèn và nến

Tùy từng gia đình mà việc lựa chọn loại nhang đèn có khác nhau, hoặc là đèn dầu hoặc đèn điện hoặc nến. Tuy nhiên tại miền Nam, vào ngày này, cả nhà trai và nhà gái phải có đôi nến khắc hình long phụng màu đỏ hoặc hồng (tùy theo tôn giáo). Phía nhà trai mang đôi nến đến nhà gái. Nhà gái thì chuẩn bị sẵn chân nến để cắm nến. Ở miền Trung thì cần có cặp nến gọi là nến tơ hồng. Nếu trong lễ ăn hỏi nhà trai đã mang cặp nến đến thì lễ cưới sẽ không mang nữa mà nến do nhà gái chuẩn bị.

Chữ Hỷ và câu đối

Chữ Hỷ là vật không thể thiếu trong đám cưới cũng như trong trang trí lễ gia tiên . Cùng với câu đối, chữ Hỷ khiến cho không gian ngày cưới và lễ gia tiên trở nên trang trọng, linh thiêng hơn

Các vật này thường được phía dịch vụ lễ gia tiên rất chú trọng vì nó tạo nên yếu tố thẩm mỹ rất cao cho đám cưới. Đặc biệt nó tạo nên phong cách và màu sắc chủ đạo cho lễ gia tiên ngày cưới, bên cạnh vẻ đẹp và tông màu của phông nền.

Trên bàn thờ gia tiên ngày ăn hỏi phải có hoa tươi

Trên bàn thờ lễ ăn hỏi, bất kể vùng miền hay tôn giáo, nhà trai hay nhà gái thì hoa tươi là một vật không thể thiếu được. Lọ hoa tươi đẹp được bày cân đối trên bàn thờ gia tiên ngày cưới vừa thể hiện sự lòng tôn kính của con cháu với tổ tiên, vừa là một yếu tố thẩm mỹ cho lễ gia tiên. Có thể là hoa màu trắng, màu vàng hay đỏ nhưng thường sử dụng một loại hoa như hoa cúc, hoa hồng, lay ơn,chứ không cắm thành một lọ hoa hỗn hợp.

Lễ vật khác trên bàn thờ lễ ăn hỏi

Nhiều vùng miền nhất là miền Bắc, bàn thờ gia tiên ngày lễ ăn hỏi còn cần có mâm ngũ quả, xôi gấc đỏ, gà trống luộc. Với nhà trai còn phải chuẩn bị lễ vật mang đến nhà gái gồm mâm quả, mâm bánh phu thê, mâm trầu cau, trà rượu. Nói về mâm ngũ quả, ở miền Nam, mâm quả được kết hình long phụng rất cầu kỳ và đẹp mắt.

Ngoài ra tùy từng địa phương hoặc điều kiện hoàn cảnh mỗi gia đình mà có thêm các lễ vật khác cho thêm phần long trọng. Như một số địa phương lễ vật nhà trai mang đến nhà gái lễ gia tiên còn có mâm xôi, thủ heo hoặc con heo quay.

Tóm lại, lễ gia tiên ngày hỏi hay ngày cưới đều rất qua trọng, lễ vật cần chuẩn bị chu đáo vì đây là ngày lễ trọng đại của mỗi một người đến tuổi trưởng thành và lập gia đình. Tuy phong tục vùng miền mỗi nơi một khác nhưng ý nghĩa thiêng liêng của nó thì chỉ có một duy nhất, đó chính là bày tỏ lòng thành kính với bề trên, tổ tiên của gia đình dòng họ. Công nhận cô dâu – chú rể chính thức nên duyên vợ chồng, cầu mong được sự phù hộ để đôi trẻ hạnh phúc đến đầu bạc răng long.


Xem thêm:


Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *